Tính đặc trưng, cấu trúc, chức năng của nhiễm sắc thể.
Trình bày cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:
- Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.
- Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.
Hình dạng, kích thước và cấu trúc NST quan sát rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân khi đó NST co xoắn cực đại. Nên hình dạng, kích thướt NST ở kì giữa được xem là đặc trưng. Hình thái nhiễm sắc thể biến đổi có tính chu kì trong tế bào, cụ thể là nó biến đổi theo các kì của phân bào của tế bào.
-Lưu trữ thông tin di truyền: NST mang gen chứa thông tin di truyền, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST. Các gen trên cùng một NST được di truyền cùng nhau (đây là cơ sở của hiện tượng liên kết gen).
-Bảo quản thông tin di truyền: thông tin trên NST được bảo quản nhờ cấu trúc đặc biệt của NST (ADN kết hợp với prôtêin loại histôn sau đó bện xoắn nhiều lần; đầu mút NST có trình tự nuclêôtit đặc biệt có tác dụng bảo vệ NST).
-Truyền đạt thông tin di truyền: thông tin di truyền trên NST được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp NST thông qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
-Điều hòa hoạt động của gen thông qua hoạt động cuộn xắn và tháo xoắn NST (thông tin di truyền từ gen trên NST chỉ được truyền cho ARN để tổng hợp pôlipeptit (thông qua phiên mã và dịch mã) chỉ thực hiện được khi NST tháo xoắn trở thành ADN dạng mạch thẳng).
-Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong quá trình phân bào (nhờ cấu trúc tâm động).
Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó và nêu chức năng của nhiễm sắc thể dưới sự di truyền?
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. Ở kì này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V
Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng :.
A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
Nhiễm sắc thể là gì?NST có phải là cấu trúc có ở tất cả các sinh vật không ? Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của NST ?
Ở kì nào của nguyên phân nhiễm sắc thể có hình dạng và cấu trúc đặc trưng dễ quan sát? A. Kì đầu B. Kì sau C. Kì cuối D.Kì giữa
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
þ I đúng vì đột biến cấu trúc làm ảnh hưởng đến số lượng bản sao của gen hoặc ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen. Do đó làm mất cân bằng gen.
þ II đúng vì mất đoạn thì sẽ dẫn tới mất gen có trên đoạn bị mất.
ý III sai vì đột biến lặp đoạn có thể làm giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
ý IV sai vì đột biến cấu trúc làm thay đổi cấu trúc của NST cho nên thường sẽ làm thay đổi hình thái của NST.
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
þ I đúng vì đột biến cấu trúc làm ảnh hưởng đến số lượng bản sao của gen hoặc ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen. Do đó làm mất cân bằng gen.
þ II đúng vì mất đoạn thì sẽ dẫn tới mất gen có trên đoạn bị mất.
ý III sai vì đột biến lặp đoạn có thể làm giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
ý IV sai vì đột biến cấu trúc làm thay đổi cấu trúc của NST cho nên thường sẽ làm thay đổi hình thái của NST.
Đột biến gen:
A. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể
C. Là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể
D. Là những biến đổi cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III
þ I đúng vì đột biến cấu trúc sẽ làm thay đổi cấu trúc của NST, do đó sẽ làm thay đổi số lượng gen, thay đổi vị trí sắp xếp của các gen cho nên sẽ làm mất cân bằng gen trong tế bào.
ý II sai vì đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen.
þ III đúng vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN.
ý IV sai vì đột biến chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi độ dài của ADN.