Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
BT
10 tháng 2 2022 lúc 20:31

câu hỏi tu từ

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TT
16 tháng 1 2022 lúc 11:49

Văn bản Ông đồ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tham khảo

Bình luận (0)
TP
16 tháng 1 2022 lúc 11:50

Tham khảo

Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa

Bình luận (0)
H24
16 tháng 1 2022 lúc 11:51

Văn bản "Ông đồ" thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 1 2018 lúc 6:00

Mạch cảm xúc phát triển theo thời gian, từ cảm xúc về hình ảnh những ông đồ già Nho học thời còn thịnh hành cho đến hình ảnh những ông đồ khi suy vi và cuối cùng là tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương của tác giả gửi gắm.

Bình luận (0)
NU
Xem chi tiết
H24
26 tháng 1 2021 lúc 20:21

Ý nghĩa văn bản ông đồ: Nói về thời còn thuê viết câu đối nhưng giờ ko còn nữa

Ý nghĩa nhan đề ông đồ: NÓi về người viết câu đối, mmotj người ngày xưa còn đc rất nhiều người thuê viết nhưng giừ ko còn người viết thì ông đồ cũng ko còn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
GD
21 tháng 2 2021 lúc 16:34

Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau.- Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người quạ

+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.

+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng baỵ

+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài.

+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. - Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai: Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầụ

+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.

+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. - Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi baỵ

+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.

- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
BA
23 tháng 3 2022 lúc 14:22

Thời kỳ lụi tàn của ông đồ

Bình luận (0)
H24
23 tháng 3 2022 lúc 14:25

Hình ảnh “ Năm nay đào lại nở”/Không thấy ông đồ xưa dược lặp lại ở khổ cuối của bài thơ có ý nghĩa thể hiện ông đồ đã đi vào dĩ vãng,bị ruồng bỏ giữa sự thay đổi,phát triển của thời cuộc...

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
MN
28 tháng 1 2021 lúc 8:15

Khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.

Bình luận (0)
MN
28 tháng 1 2021 lúc 20:15

Tham khảo thôi nhé:

- Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày càng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc.

- Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

- Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Bình luận (0)