Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 4 2018 lúc 15:47

- Tranh 1 : Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn : “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.

- Tranh 2 : Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.

- Tranh 3 : Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa thì hai anh em vẫn chấp nhận.

- Tranh 4 : Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 6 2019 lúc 12:04

1. Bức tranh 1: Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !"

Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

2. Bức tranh 2: Lát sau để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói : "Cậu cố ý đấy nhé !"

Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

3. Bức tranh 3: Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm.

4. Bức tranh 4: Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

– Ấy đừng ! – Cô-rét-ti cười hiền hậu – Ta lại thân nhau như trước đi ! tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

– Không bao giờ ! Không bao giờ ! – Tôi trả lời.

5. Bức tranh 5: Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng "Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn".

 
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 1 2017 lúc 14:23

a) Chọn ngày lễ

Một hôm, bé Hà băn khoăn với bố: Tại sao mọi người đều có ngày lễ riêng, còn ông bà thì không?

Từ sáng kiến đó, hai bố con bàn nhau và quyết định lấy ngày lập đông làm “ngày ông bà”, vì khi trời bắt đầu rét, mọi người bắt đầu chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

b) Bí mật của hai bố con.

Ngày lập đông đã đến gần, nhưng Hà băn khoăn vì không biết sẽ tặng ông món quà gì. Bố bí mật nói cho Hà điều gì đó. Em hứa sẽ cố gắng thực hiện.

c) Niềm vui của ông bà.

Đến ngày lập đông, các cô, các chú về chúc thọ ông bà rất nhiều. Ông bà cảm động lắm. Bà nói:

- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.

Ông ôm Hà vào lòng:

- Món quà ông thích nhất hôm nay chính là chùm điểm mười của cháu đấy.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 8 2019 lúc 4:41

- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 9 2019 lúc 5:18

- Tranh 2 : Thấy quân giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

- Tranh 1 : Quốc Toản giằng co với lính canh để xuống gặp Vua nói hai chữ “xin đánh”.

- Tranh 4 : Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

- Tranh 3 : Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 6 2018 lúc 10:23

Tranh 1 : Quân lính đang dùng loa đọc lệnh của nhà vua yêu cầu mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Nghe rõ lệnh này dân làng lo sợ vì không thể kiếm đâu ra gà trống đẻ trứng và sẽ bị nhà vua trị tội.

Tranh 2 : Cậu bé xin vào gặp vua rồi khóc lóc ầm ĩ kể chuyện cha cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Cậu xin không được sữa, bị đuổi khỏi nhà. Vua tỏ vẻ giận dữ ,quát tháo cậu bé vì cho là cậu dám hỗn láo đùa cợt với nhà vua.

 

Tranh 3 : Cậu bé lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả để nhà vua cho rèn thành một con dao nhỏ thật sắc dùng vào việc mổ chim sẻ làm thành ba mâm cỗ theo ý nhà vua. Qua sự việc này vua biết cậu bé là người rất thông minh bèn ban thưởng cho cậu và cho cậu vào trường học để càng thêm tài giỏi.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 11 2019 lúc 5:03

Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ cùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ đọc của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.

Tranh 2: Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật, nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.

Tranh 3: Ngày hôm sau Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.

Tranh 4: Pa-xtơ tiêm mũi tiêm cuối cùng. Ông lo lắng vô cùng, phải mất bảy ngày chờ đợi.

Tranh 5: Qua ngày thứ bảy, em bé đã khỏe mạnh, bình yên.

Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
29 tháng 1 2018 lúc 16:54

1. Bức tranh 1: Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng vào đêm rằm tháng Giêng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm

2. Bức tranh 2: Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi

3. Bức tranh 3: Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:

- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh

Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị " Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm"

4. Bức tranh 4: Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói:

- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đem. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ

Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...

Ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện kể vè một cô gái có một tấm lòng nhân hậu bao la,luôn nghĩ về người khác sống vì người khác.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 6 2019 lúc 11:26

1. Bức tranh 1: Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng vào đêm rằm tháng Giêng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm

2. Bức tranh 2: Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi

3. Bức tranh 3: Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:

- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh

Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị " Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm"

4. Bức tranh 4: Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói:

- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đem. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ

Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...

Ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện kể vè một cô gái có một tấm lòng nhân hậu bao la,luôn nghĩ về người khác sống vì người khác.

Bình luận (0)