Nêu một vài nét về tác giả của văn bản “Bắc Sơn”.
1.Văn bản "lặng lẽ ở Sa Pa" tác giả là ai và nêu vài nét và sự nghiệp sáng tác về tác giả?
2. hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
Tác giả của bài thơ “Sang thu” là ai? Nêu một vài nét về tác giả.
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
- Một vài nét về tác giả:
• Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
• Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
• Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.
Bài thơ “Con cò” của tác giả nào? Nêu một vài nét chính về tác giả ấy.
- Tác giả: Chế Lan Viên.
- Một vài nét về tác giả:
• Chế Lan Viên (1920- 1989),quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
• Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
• Là một trong những tên tuổi nổi tiếng hàng đầu của nền thơ Việt Nam với hơn 50 năm sáng tác.
• Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác giả của bài thơ “Mây và sóng” là ai? Nêu một vài nét nổi bật về tác giả.
- Tác giả: Ra- bin- đra- nát Ta- go.
- Một vài nét về tác giả:
● Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)
● Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc.
● Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh
● Sự nghiệp sáng tác:
+ Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
+ Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”
+ Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”
+ Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
+ Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
nêu một số tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết ? giới thiệu vài nét về tác giả , tác phẩm , văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVlll-XlX
Tham khảo:
nêu một số tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết ?
Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-xtôi)
- Bút ký người đi săn ( I.X. Turgeniev )
- Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang (M. Sô-lô-khốp)
- Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin)
- Thép đã tôi thế đấy (A-xtơ-rốp-xki)
giới thiệu vài nét về tác giả , tác phẩm , văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVlll-XlX
* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)
- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.
- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.
- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1829 - 1841
+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …
+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).
- Giai đoạn 1841 - 1850
+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”
cho mình biết một vài nét về tác giả thái an đc k??? ở Văn bản " bài toán dân số "
giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả ? xuất xứ của văn bản hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm của bài "Bánh trôi nước".
-Tác giả:
+Hồ Xuân Hương là người có học có tài làm thơ.
+Cuộc đời ba gặp nhiều bi kịch.
+Bà được mệnh danh là” Bà chúa thơ Nôm.
-Tác phẩm:
+Bài thơ nằm trong chung thơ vịnh vật, vịnh cảnh.
+Là bài thơ trữ tình đặc sắc nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
+Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
+Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
*Nói về bánh trôi nước khi được luộc chín.
* Phản ánh vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
1. Tác giả.
– Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng thời trung đại.
– Bà được người đời phong là bà chúa thơ Nôm.
– Tính tình rất bộc trực và không sợ những lễ giáo phong kiến đương thời.
– Bà là người yêu văn chương và bỏ qua mọi cái nhìn miệt thị bà mở một quán thơ văn để tiếp khách yêu thơ văn.
– Tại đây bà đã giao lưu với nhiều nhà thơ nổi tiếng trong đó có Nguyễn Du.
– Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng lòng người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, đặc biệt thơ hồ Xuân Hương luôn luôn bênh vực người phụ nữ kể cả những người phụ nữ bị hãm hiếp không chồng mà chửa.
– Thơ Xuân Hương có cái thanh có cái tục, mang nhiều ý nghĩa.
– Cuộc đời bà cũng vẫn không thể tránh khỏi kiếp vợ lẽ cho nên bà thấu hiểu những nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Tác phẩm tiêu biểu: chùm thơ tự tình, quả mít, bánh trôi nước…
2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phự nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
– Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả nào? Nêu vài nét về tác giả.
● Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
● Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên – Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1964, ông về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ.
● Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974)