Phân tích ý nghĩa nỗi "thẹn" trong hai câu thơ cuối.
Chép thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.
- Học sinh viết đúng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tỏ lòng”.
- Tác giả Phạm Ngũ Lão thẹn vì:
+ Chưa có tài năng, trí tuệ như Gia Cát Lượng (Khổng Minh- đời Hán) để giúp dân, cứu nước.
+ Trí và lực có hạn mà trách nhiệm dựng xây giang sơn còn bộn bề.
→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện ông là người ý thức được trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Đó cũng chính là nỗi thẹn tôn cao nhân cách của con người luôn hướng tới sự tận trung với quốc gia.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)
- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
II. Thân bài:
1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a. Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-bai-tho-to-long-cua-pham-ngu-lao
Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?
Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.
Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.
- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.
Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối. (Chú ý: Ba chữ vẫn thái bình có ý nghĩa là gì?)
Câu thơ cuối đối lập hoàn toàn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng
- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.
+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong
- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân
→ Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay
Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối. (Chú ý : ba chữ “Vẫn thái bình” có ý nghĩa gì?)
Lời "chửi" trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương
- Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp
Dựa vào nội dung và nghệ thuật các bài thơ đã học( chương trình ngữ văn 8,tập 2), em hãy phân tích cái hay của các biện pháp nghệ thuật. Ví dụ: bài thơ ngắm trăng phân tích nghệ thuật đối ở hai câu thơ cuối. Nhân đối với minh nguyệt, nguyệt đối với thi gia( đối trong câu), nhân đối với nguyệt, minh nguyệt đối với thi gia( đối ngoài câu), hs chú ý từ song, từ song có nghĩa là gì.
bạn nào giúp mình với :<
Dựa vào nội dung và nghệ thuật các bài thơ đã học( chương trình ngữ văn 8,tập 2), em hãy phân tích cái hay của các biện pháp nghệ thuật. Ví dụ: bài thơ ngắm trăng phân tích nghệ thuật đối ở hai câu thơ cuối. Nhân đối với minh nguyệt, nguyệt đối với thi gia( đối trong câu), nhân đối với nguyệt, minh nguyệt đối với thi gia( đối ngoài câu), hs chú ý từ song, từ song có nghĩa là gì.
C1 ý nghĩa hình ảnh những đoá hoa tthơm C2 phân tích tác dụng trong khổ thơ cuối