Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)
Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra . Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao
Em chọn đề (2) "Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể"
Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.
Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao
Em chọn đề (2) "Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể"
Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.
Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.
Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Đề 3:
Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.
Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.
Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.
Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".
Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.
Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.
Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".
Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.
Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau:
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Dàn ý về thần đồng tiếng Anh: Đỗ Nhật Nam
1. Viết về gì?
a) Viết về câu chuyện người có tài mà em đã được học hoặc được nghe kể: Đỗ Nhật Nam.....
b, Nêu lí do em thích câu chuyện đó: Khâm phục tài năng....
2. Tìm ý
a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì?
- Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Vì sao em thích câu chuyện đó:
- Vì nhân vật trong câu chuyện tài giỏi, ham học
3. Sắp xếp ý
a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn : Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật: Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối.
c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật: Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.
Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau đoàn kết thương yêu bạn bè giúp đỡ người tàn tật thật thà trung thực trong đời sống chiến thắng bệnh tật
Tham khảo:
Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến động viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng.
Khi em chuyển về học lớp ba ở trường Tiểu học thị xã quê mình, em đã hết lòng yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
Người đầu tiên em giúp đỡ là Xuân Lan. Bạn ấy ngồi sát cạnh em. Xuân Lan học yếu, bạn ấy mặc đồng phục không gọn gàng và tay chân lúc nào cũng bẩn. Các bạn trong lớp xa lánh Xuân Lan, không một bạn nào kết bạn với Xuân Lan. Xuân Lan không biết làm toán cộng, trừ có nhớ. Thế là em ân cần giảng giải cho bạn ấy với một điều kiện là Xuân Lan phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc đồng phục gọn gàng. Sau hôm giảng toán cho Xuân Lan, em tặng bạn một cái khăn mùi xoa. Em hướng dẫn bạn nhúng nước khăn, lau mặt cho mát và sạch. Lúc đầu các bạn trong lớp chê cười em, chế giễu em kết bạn với "người ở dơ nhất lớp". Em không trả lời một bạn nào, chỉ cười.
Hẻm nhà Xuân Lan ở đối diện nhà em, mỗi ngày học về, em giữ Xuân Lan lại nhà em hai mươi phút để giảng toán cho bạn ấy. Chỉ một tháng sau, Xuân Lan tự mình giải cả bài toán đố và bạn ấy bắt đầu cười.
Em rủ các bạn khác đến chơi với Xuân Lan. Em cầm tay Xuân Lan đưa cho các bạn xem Xuân Lan đã dùng khăn mùi xoa nên tay, quần áo, mặt rất sạch sẽ. Chúng em cùng nhau đến chỗ vòi nước sau lớp lấy nước về tưới cho những chậu Trường Sinh leo trang trí lớp mà trước đó cả lớp đã trồng. Em các bạn và Xuân Lan hì hục sửa chỗ dây Trường Sinh leo lên bệ cửa sổ. Chúng em thực sự vui sướng vì làm việc cùng nhau. Sửa dây Trường Sinh xong, chúng em chơi nhảy dây. Các bạn khác đều công nhận Xuân Lan nhảy dây rất giỏi.
Về sau, lớp ba của em là một lớp nổi tiếng trong mọi phong trào của nhà trường. Em rất hạnh phúc được các bạn tin tưởng, yêu thương bầu làm lớp trưởng.
Bên cạnh Kể một câu chuyện về đề tài Đoàn kết, thương yêu bạn bè. các em cần tìm hiểu thêm những bài, nội dung khác như Em hãy kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô hay phần Hãy kể lại một lần trót xem nhật kí của bạn để học tốt hơn.
Bài Mẫu Số 2: Kể Một Câu Chuyện Về Đề Tài Đoàn Kết, Thương Yêu Bạn Bè
ồi đó,em mới học lớp một. Ở lớp, em thấy bạn Trà có tính đoàn kết rất dễ thương.
Trà là học sinh giỏi nhất lớp. Bạn ấy nhỏ nhắn và rất nhanh nhẹn. Ngồi cạnh Trà là Thu. Thu học chậm, viết yếu. Da bạn Thu đen và mặt đầy những nốt tàn nhang. Nhà Thu nghèo, vở bạn ấy học chỉ là loại xoàng nên khi cô giáo cho viết bút mực, chữ viết của Thu lem luốc rất xấu. Trà ra sức chỉ cho Thu cách đưa bút viết nhè nhẹ để ngòi bút đừng đè vào giấy, như thế chữ viết bớtbị lem mực. Một hôm, không biết bạn nào chơi xấu chà phấn vào trang vở của Thu. Bạn ấy òa khóc khi thấy cứ đặt bút vào là vết mực loang ra. Thu khóc nức nở đòi mách cô giáo. Trà lật trang vở mới tiếp theo không có phấn và giục Thu viết nhanh lên vì sắp vào lớp. Sau đó, Trà bảo Thu: "Đưa vở của bạn đây mình cất cho. Chúng mình không cần mách cô giáo. Thu viết đẹp hơn nữa thì không ai dám ghẹo Thu đâu!". Mỗi buổi học, Trà cất giữ vở cho Thu như giữ vở của chính Trà. Trà làm gì cũng nhanh nên bạn ấy thường chỉ cho Thu học toán, viết bài. Trả còn rủ Kim Chi, Minh Tịnh chơi nhảy dây, chơi nhảy vòng với Thu. Dần dà, không thấy bạn nào chơi xấu, ăn hiếp Thu nữa. Rồi Thu học khá lên, chữ viết đẹp, làm toán nhanh. Cả lớp cùng chơi với nhau chẳng nhớ gì về chuyện vở lem dạo nọ.
Bây giờ đã học lớp bốn nhưng em vẫn nhớ câu chuyện xảy ra từ hồi lớp một. Câu chuyện ấy cho em thấy tấm lòng yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn của chính bạn học cùng lớp với mình. Trà thật đáng cho em trân trọng, học tập.
Bài Mẫu Số 3: Kể Một Câu Chuyện Về Đề Tài Đoàn Kết, Thương Yêu Bạn Bè
Đầu năm học, lớp tôi có một bạn học sinh mới chuyển đến. Cô bạn tên là Chi. Bởi người Chi gầy gầy xương xương nên lớp tôi gọi cô bạn với cái tên nghe vẻ cười nhạo thân hình đó: Chi Khỉ. Có lần, câu chuyện về Chi đã giúp lớp tôi đoàn kết và biết thương yêu nhau hơn. Câu chuyện như sau:
Chi được xếp ngồi ở cuối lớp, vì còn mỗi bàn đó trống. Là h
ọc sinh mới, vị trí đó càng làm Chi tách biệt với mọi người. Mỗi giờ ra chơi, chúng tôi lại đùa nghịch và rôm rả nói đủ thứ chuyện. Không ít lần, bạn Nam mập đã cố tình ném quả cầu lông trúng người Chi rồi lại giả vờ xin lỗi như một cách trêu chọc. Chi chỉ lặng im rồi đưa trả quả cầu. Thấy thế, chúng tôi càng đắc ý và cười lớn. Một hôm, trong giờ tập làm văn miêu tả con vật trong vườn thú. Cô giáo cất tiếng hỏi:
- Các em đã được quan sát những con vật nào trong vườn thú rồi?
Những tiếng trả lời nhao nhao mỗi người một loài vật.
- Dạ em thưa cô! Con khỉ ạ. - Nam trả lời rất dõng dạc.
Nghe vậy, cả lớp cười lớn như hiểu ý. Riêng Chi đỏ mặt, rồi bỗng nhiên gục đầu xuống bàn. Cô giáo nhanh chóng tiến về phía cuối lớp. Chúng tôi cũng xúm lại quanh đó. Chẳng rõ cô và Chi thì thầm gì với nhau mà cô vội vã dìu Chi xuống phòng y tế.
Một lúc sau, cô lên lớp và kể lại câu chuyện. Chúng tôi ai nấy lòng đầy lo sợ, sợ cô bạn Chi Khỉ kia đã mách với cô những điều chúng tôi đã trêu đùa cậu. Nhưng đáng ngờ là cô không hề nói tới chuyện đó, cô chỉ kể Chi bị bệnh tim bẩm sinh nên cơ thể yếu ớt. Mỗi lần có tác động tới tâm trạng là cô bạn lại lên cơn đau quằn quại.
- Giờ ra chơi, cô cho chúng em xuống thăm bạn Chi ạ? - Bỗng, Nam cất giọng, gương mặt thành khẩn.
Chúng tôi cũng bất ngờ nhưng ai nấy đều tán thành với ý kiến này.
Từ đó, cả lớp tôi chẳng còn ai gọi Chi với cái tên kì thị, mỉa mai đó nữa. Chúng tôi cùng nhau học, cùng nhau chơi rất thân thiết. Hôm nào Chi nghỉ ốm, lớp lại cử Nam đạp xe ghé qua nhà Chi cho bạn ấy mượn vở. Cậu bạn hăng hái tình nguyện làm việc đó.
đây là 3 bài văn mẫu cho bạn tham khảo.
Dựa vào các tranh cho (SGK trang 106) kể lại câu chuyện đã được nghe
1. Bức tranh 1: Ngày xưa có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây trên nền trời xanh. Mẹ chú ta rất yêu chú, lúc nào cũng dặn: - Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé. Ngựa mẹ gọi con suốt ngày và tiếng ngựa non hí cũng thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy cho con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai.
2. Bức tranh 2: Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núi. Đó là một chú đại bàng non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ. Ngựa Trắng rất mê và ao ước được bay như Đại Bàng Núi. - Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh? - Phải đi tìm. Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh.
3. Bức tranh 3: Thế là ngựa trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái, cả hai đã đi xa lắm. Chưa thấy đôi cánh đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp bao nhiêu cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối.
4. Bức tranh 4: Bỗng có tiếng hú vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa con sợ quá, mếu máo gọi mẹ..
5. Bức tranh 5: Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến Ngựa con. - Ối! Không phải tiếng Ngựa Trắng mà là tiếng Sói Xám rống to. Thì ra, đúng lúc Sói Xám vồ Ngựa con, Đại Bàng từ trên cao lao tới, giáng một cú thật mạnh vào trán Sói làm cho Sói Xám đau điếng hoa cả mắt, hốt hoảng cúp đuôi chạy mất.
6. Bức tranh 6: Ngựa Trắng vẫn khóc, gọi mẹ. Đại Bàng dỗ dành. - Đừng khóc nữa! Anh sẽ đưa em về với mẹ! - Nhưng mà em không có cánh. Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân Ngựa, bảo: - Cánh của em đấy chứ đâu. Nếu phi nước đại, em còn bay nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ. Thế rồi cả hai sải cánh, tung vó trở về nhà. Ngựa Trắng cảm giác như mình đang bay.