Nêu cách thức trình bày một vấn đề.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị biện pháp, kĩ thuật, cách thức trình bày một vấn đề?
A. Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.
B. Đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi người nghe.
C. Có trọng tâm, trọng điểm.
D. Sinh động, truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp.
Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em sẽ học cách trình bày ý kiến phê phán sao cho hiệu quả. Mặt khác, trước một vấn đề xã hội cần phê phán, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể nắm bắt được nội dung chính của các ý kiến khác và xử lí thông tin đúng hướng. Muốn như vậy, em cần luyện thao tác nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm.
Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.
Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ. “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.
Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.
Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.
Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.
Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cần thực hiện khi trình bày một vấn đề?
A. Bám sát mục đích, đối tượng (nghe), hoàn cảnh nói.
B. Xác định cụ thể nội dung nói.
C. Chú ý cách nói, tư thế, phong thái nói sao cho tự nhiên.
D. Chú ý nghệ thuật trình diễn để gây ấn tượng với người nghe.
Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm?
Bước 1: Chuẩn bị
Thành lập nhóm và phân công công việc
Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận:
+ Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
+ Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
+ Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?
+ Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?
Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
Mục đích của buổi thảo luận này là gì?
⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống.
Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?
⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút
Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?
⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận.
Bước 2: Thảo luận
Trình bày ý kiến
Phản hồi các ý kiến
Thống nhất ý kiến
Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm:
- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực.
Dòng nào không nêu đúng và thiếu tính thực tế các bước chuẩn bị chủ yếu trước khi tiến hành trình bày một vấn đề?
A. Xác định đề tài và đối tượng.
B. Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu.
C. Lập đề cương cho bài phát biểu.
D. Kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc và nói thử nhiều lần.
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:
- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.
- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.
Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:
- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?
- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).
Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị nội dung thông tin cần truyền đạt khi trình bày một vấn đề?
A. Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực.
B. Giàu thông tin, sát thực tế.
C. Có nhiều ý nghĩa với người nghe.
D. Khắc phục, che giấu sở đoản của người nói.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?
A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.
B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.
C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.
D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (khi có điều kiện).
Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?
Một số lưu ý em rút ra được:
- Xác định được đề tài
- Xác định mục đích nói về viết, đối tượng hướng đến
- Thu thập tư liệu
- Lập dàn ý
- Xem lại và chỉnh sửa