Những câu hỏi liên quan
DL
Xem chi tiết
CT
26 tháng 3 2018 lúc 18:09

 Vùng núi Đông Bắc:

+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung  của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình.

+ Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m.

- Vùng núi Tây Bắc

+  Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam.

            + Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt -  Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m).

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
7 tháng 6 2017 lúc 6:18

- Việc phá rừng của con người đã làm cho khí hậu thay đổi, đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...

- Con người thải chất thải chưa qua xử lí vào sông, hồ... đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước ngọt.

- Việc rửa tàu, chìm tàu dầu, sự cố tràn dầu... đã làm ô nhiễm biển và đại dương.

- Việc khai thác thủy sản quá mức và có tính hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật dưới nước.

- Hoạt động công ngiệp và giao thông thải một lượng khí CO2 rất lớn và khi quyển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kkinh, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên,....

Bình luận (0)
NB
Xem chi tiết
DM
25 tháng 11 2016 lúc 15:00

+) Sự cố nhà máy điện có thể dẫn đến những hậu quả :

Thân thể con người, và mọi sinh vật khác, được cấu tạo bởi bốn loại nguyên tử nhẹ (light atoms) là carbon, hydrô, ôxy và nitơ (C, H, O, N) cùng số lượng nhỏ của nhiều nguyên tử khác. Phần lớn dưới dạng nước (H2O) và các loại tế bào. Những nguyên tử này được coi là “nhẹ” trong bảng phân hạng tuần hoàn vì chúng có rất ít trung hòa tử trong nhân (nên năng lượng của hạt nhân rất thấp và dễ bị phá vỡ bởi những chất phóng xạ). Nói cách khác, cơ thể của con người rất dễ bị nhiểm chất phóng xạ.

Tùy theo mức độ tiếp xúc, các tia phóng xạ (alpha, beta, gamma…) có thể làm mất sự cân bằng của các nguyên tử nhẹ trong cơ thể. Hiện tượng này được gọi là sự ion-hoá (ionization). Nó làm xáo trộn các phản ứng hóa học cần thiết trong các nguyên tử của tế bào sống. Các phân tử chứa những nguyên tử bị ion-hóa sẽ phản ứng lẩn nhau để tạo ra những chất độc hại cho cơ thể. Một khi những phân tử sống của các sinh vật (chẳng hạn như các phân tử proteins hoặc amino-acids) bị tia phóng xạ đụng chạm vào thì cấu trúc của các phân tử này sẽ bị phá vở, bị biến đổi và hoạt động bình thường của chúng bị ngưng trệ. Tế bào sống sẽ bị hủy hoại, hoạt động xúc tác (enzyme activity) cho các phản ứng hóa học sẽ giảm hoặc mất đi, gây nên các bệnh ung thư và xáo trộn sự di truyền giới tính (genetic mutations).

Nếu đụng chạm với chất phóng xạ thì hoặc các màn bao bọc tế bào sống sẽ bị vỡ tung và tế bào sẽ chết hoặc các tế bào sẽ phát triễn bất bình thường, gây ra các chứng bệnh liên hệ như ung thư da, ung thư gan, hoại huyết, ung thư nảo bộ...Nếu trầm trọng, có thể đưa đến cái chết trong vòng một hoặc hai ngày. Nhẹ hơn thì bị nôn mửa, đau ruột, tiêu chảy hoặc xáo trộn thần kinh, hư hại tủy xương sống (bone marrow), hồng huyết cầu và bạch huyết cầu bị hủy diệt, ung thư tuyến giáp trạng (thyroids)... Những trường hợp nhẹ hơn thì ăn uống không ngon, rụng tóc, xuất huyết nội, phỏng hoặc phù thủng. Ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài với chất phóng xạ là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh ung thư. Sự xáo trộn nhiểm sắc thể (thành phần của nhân của tế bào sống có chứa DNA) là nguyên nhân của việc sinh con bị tật nguyền hoặc dị dạng (birth defects).

+) Sự cố nhà máy điện hạt nhân trên thế giới :

- Sự cố nhà máy điện Fukushima Daiichi

- Sự cố nhà máy điện Chernobyl

- Sự cố nhà máy điện Three Mile Island

+) Sự cố nghiêm trọng nhất thời điểm này là của nhà máy Chernobyl , đã làm nổ thiết bị điện hạt nhân, gây ra sóng thần, thảm họa hạt nhân và đã nằm ở cấp độ số 7 - Major Accident.

 

Bình luận (9)
DL
25 tháng 11 2016 lúc 17:59

Sự cố nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra các vụ nổ và phát ra những bức xạ vào môi trường gây nguy hiểm cho con người, thiên nhiên và đất đai.

Ngày 26 tháng 4 1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl phát nổ, gây ra một loạt vụ nổ ờ các lò phản ứng khác, làm tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Đây là sự cố hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử. Do không có tường chắn nên các đám mây bụi phóng xạ bay lên bầu trời và lan rộng ra nhiều khu vực phía tây Liên bang Xô Viết, một số nướcĐông Âu và Tây Âu, Anh và phía đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Sau thảm họa, hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như về sức khỏe đe dọa người dân.

Gần đây nhất, ngày 11 tháng 3, 2011, sau trận thảm họa động đất và sóng thần Sendai 2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp hàng loạt các vấn đề đối với các lò phản ứng và rò rỉ phóng xạ gây ra sự cố nhà máy điện Fukushima I. Tình trạng ô nhiễm phóng xạ ngày càng cao. Tuy không có người tử vong tại chỗ, nhưng nó gây nhiều lo ngại về sức khỏe của con người trong khu vực bị ảnh hưởng sau này. Dự kiến phải mất vài năm để sửa chữa nhà máy và vài tháng để khử sạch phóng xạ.

Bình luận (2)
NK
27 tháng 11 2016 lúc 13:52

@@

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
LV
10 tháng 10 2017 lúc 20:57

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Bình luận (0)
TP
13 tháng 8 2018 lúc 18:13

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
H24
1 tháng 4 2017 lúc 22:47

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

Bình luận (0)
ND
1 tháng 4 2017 lúc 22:47

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

Bình luận (0)
H24
1 tháng 4 2017 lúc 22:48

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ML
24 tháng 3 2023 lúc 0:00

* Ở người:

Bệnh cúm: virus cúm. Triệu chứng sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Con đường lây nhiễm : thông qua dịch tiết đường hô hấp.

Đậu mùa: virus đậu mùa. con đường lây truyền: Bệnh lây truyền thường xảy ra qua bộ máy hô hấp bằng những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da bị nhiễm Variola virus. Đôi khi vi rút đậu mùa vào cơ thể gây bệnh qua kết mạc mắt hoặc rau thai Các dấu hiệu để nhận biết bệnh đậu mùa thường gặp là

+ Sốt cao đột ngột;

+ Cơ thể khó chịu, mệt mỏi;

+ Đau lưng và đau đầu dữ dội, có lúc đau bụng và nôn;

+ 2 - 4 ngày xuất hiện ban ban ngứa;

+ Ban phát triển qua các giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy;

+ Tổn thương của bạn khi tróc vảy sẽ để lại sẹo;

Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến phổi

Bệnh quai bị: gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae.  Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ... Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm: Sốt cao đột ngột;Chán ăn;Đau đầu;Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:

+ Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh.

+ Viêm buồng trứng: người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh.

+ Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

+ Nhồi máu phổi: nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.

+ Viêm tụy cấp tính,viêm cơ tim,viêm não, viêm màng não ngoài ra các em có thể tìm hiểu thêm các chủng virus:  viêm gan B, sở, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV/AIDS…

* Ở động vật:

Bệnh cúm gia cầm: Virus cúm gia cầm. Con đường lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể lây  nhiễm từ thức ăn, nước, dụng cụ. Các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm ở gia cầm

+ Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.

+ Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím.

+ Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng.

+ Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng. 

+ Giảm sản lượng đẻ trứng.

+ Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt.

+ Bị tiêu chảy.

+ Chảy nước mũi.

Cúm lợn: virus cúm lợn. Lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể lây  nhiễm từ  thức ăn, nước, dụng cụ.
Lợn bệnh sốt, bỏ ăn, ho, chảy nhiều nước mũi, thở khó, viêm phổi, tổn thương niêm mạc phế quản, dịch nhầy trong phế quản, hạch lympho sưng…, lợn con nằm co cụm một chỗ, da mần đỏ. Ở thể cấp tính, bệnh đột ngột bùng phát và lây lan nhanh ra toàn đàn, sốt cao 41,5 – 420C. và các loại vi rút cúm khác

* Ở thực vật:

Bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus):

Con đường lây bệnh :Bệnh thường lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép.

Biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối. 

Bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria:

Con đường truyền bệnh: qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ cây bị bệnh) và qua động vật truyền bệnh là nhện lông nhung hại cây.

Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2-3 cm, lá bị co lại và mọc thành từng chùm nhìn như bó chổi. Trên chùm hoa, bệnh gây hại làm chùm hoa co cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít quả.

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
LH
24 tháng 12 2020 lúc 14:45

Đây là một câu hỏi mở, các bạn có thể trình bày tùy theo ý hiểu của các bạn. Tuy nhiên sau đây mình xin gợi ý một cách cho các bạn trình bày.

1. Về tính mạng con người:

- Mỗi lần bão đi qua, sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại về người. 

- Ảnh hưởng trực tiếp như: Gió bão thổi mạnh, gió lốc cuốn bay người, cuốn các dị vật bay tác động đến con người. Ngập lụt lớn, nhấn chìm người dân, tàu bè, cô lập con người.

- Ảnh hưởng gián tiếp như: Bão đi qua gây ra mưa lớn, kèm theo đó là các hệ quả như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất (VD như vụ thủy điện Rào Trăng 3)

2. Ảnh hưởng đến kinh tế.

- Bão, lũ đi qua cuốn theo nhiều tài sản, của cải, vật chất.

- Bão lũ làm trì hoãn công việc.

- Hệ quả của bão lũ để lại lớn, khiến con người phải khắc phục làm trì trệ quá trình phát triển kinh tế.

3. Xã hội.

- Ảnh hưởng nặng nề đến các mặt của đời sống: 

+ Y tế: mỗi lần bão lũ là để lại hậu quả các dịch bệnh bùng phát (Gần nhất là dịch vi khuẩn ăn thịt người ở miền trung), dịch tả, sốt xuất huyết,...

+ Giáo dục: Học sinh ở vùng bão chịu nhiều ảnh hưởng, đồ dùng học tập, học liệu, nhà trường bị tổn thất nặng nề,...

4. Môi trường sống: Bão đi qua để lại ảnh hưởng nặng nề đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác,...

Bình luận (1)