Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 4 2019 lúc 12:44

Đó là những hình ảnh:

- Đường non khách tới hoa đầy Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.

- Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 11 2018 lúc 14:29

Đáp án: A

Bình luận (0)
KN
25 tháng 12 2020 lúc 14:13

 

A

Bình luận (0)
TL
30 tháng 12 2020 lúc 17:19

đáp án là A

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
Xem chi tiết
VT
21 tháng 2 2016 lúc 13:09

Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
H24
15 tháng 7 2021 lúc 8:32
 

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Chao ôi, đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"! Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

 

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 10 2018 lúc 18:04

Đáp án

1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

Bình luận (0)
KL
Xem chi tiết
CV
1 tháng 6 2020 lúc 18:00

1. Tình yêu thiên nhiên

- Chỉ với nhan đề bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) cũng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.

- Đặc biệt hơn, người xưa “vọng nguyệt” phải có rượu, hoa, bạn hiền.

- Nay, Bác ở trong hoàn cảnh:

+ “Ngục trung”: hoàn toàn bị giam cầm, mất tự do, không được ung dung tự tại ngắm trăng.

+ “Vô tửu diệc vô hoa”: không có rượu cũng chẳng có hoa, chẳng có bạn hiền. Bởi đây là chốn lao tù nơi đất khách quê người, thế mà người tù Cách mạng vẫn không thể từ chối được ánh trăng.

+ Tâm trạng: bối rối trước ánh trăng quá đẹp.

- Hành động: Nên dù thiếu đi những yếu tố cơ bản nhất để thưởng trăng nhưng người tù Cách mạng vẫn ngắm trăng, quên cả tù đày.

- Trăng và con người hòa vào nhau: vượt qua mọi sự thiếu thốn của không gian.

=> Tình yêu thiên nhiên của Bác lớn lao đến mức Bác quên cả hoàn cảnh tù đày. Trong hoàn cảnh tù đày, Bác vẫn vượt qua mọi rào cản để mở rộng tâm hồn mình, đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

2. Tâm hồn con người

- Tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên -> khiến tác giả quên mất mình là người tù. Tâm hồn thi sĩ lãng mạn bay bổng.

- Tâm hồn vừa có ý chí vừa có nghị lực phi thường. Đó là tâm hồn chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi thiếu thốn, khó khăn của hoàn cảnh.

- Tâm hồn nghệ sĩ khao khát tự do: bị giam cầm và tra tấn về thể xác nhưng với hành động ngắm trăng thì Bác Hồ như đã khẳng định nhà lao không thể cầm tù Người về tinh thần.

=> Tâm hồn nghệ sĩ vừa phóng khoáng, khao khát tự do, giúp Bác quên đi mọi khó khăn thiếu thốn. Với tâm hồn ấy, dù có bị giam cầm lâu hơn nữa, Bác vẫn luôn có tinh thần lạc quan chiến thắng hoàn cảnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
31 tháng 3 2021 lúc 20:44

I, MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Nêu ý kiến

II, TB:

 1, Giaỉ thích

   -HCST

   - Giaỉ thích: ý kién đã nêu lên những vấn đề trung tâm của bài thơ, vừa cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ugn dung của vị lãnh tụ

 2, Chứng minh

  a, ''ngắm trăng là 1 bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê 

 - Hoàn cảnh ngắm trăng: thiếu thốn đủ thứ

  - Câu 2: + Nại nhược hà: biết là thế nào? Bối rối

+ Khó hững hờ:  lời khẳng định bình thản-> Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.

 * Hai câu cuối: Cuộc vượt ngục tinh thần:

- Nhân, thi gia nhà tù, song nguyệt, trăng : Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến.

->Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng. Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân trăng và người trở thành tri âm, tri kỉ

- Nguyệt khán thi gia: trăng ngắm nhà thơ nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ

->Cuộc vượt ngục tinh thần:trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.

b, phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm"

 - Hoàn cảnh ngục tù thế nhưng Bác không vướng bận vật chất vẫn thẻ hiện ý chí, nghị lực phi thường

- Bác luôn hướng đến ánh snags của hi vọng, của thế giới bên ngoài, về bầu trời tự do

3, Đánh giá chung

  -ND:

  -NT:

III, KB: Khẳng định lại ý kiến .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết