Em hãy quan sát sơ đồ (h.15) và nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
Giá trị dinh dưỡng: Các loại quả của cây ăn quả có múi là nguồn cung cấp vitamin C, đường, chất khoáng cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, tinh dầu, bánh kẹo.
Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ thích hợp từ 250C – 270C.
- Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh.
- Độ ẩm không khí 70 – 80%. Lượng mưa 1000 – 2000mm/năm
- Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan… Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.
Nêu yêu cầu ngoại cảnh khi trồng cây ăn quả có múi?
mình cần gấp giúp mình với
tham khảo:
* Yêu cầu ngoại cảnh:- Nhiệt độ thích hợp từ 25 độ C – 27 độ C. - Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh. - Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan,... Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.
tham khảo:*********
* Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ thích hợp từ 25 độ C – 27 độ C. - Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh. - Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan,... Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.
Hãy so sánh về yêu cầu ngoại cảnh của các cây ăn quả đã học.
Cây có múi | Cây nhãn | Cây vải | Cây xoài | Cây chôm chôm | |
---|---|---|---|---|---|
Nhiệt độ | 25 – 270C | 21 – 270C | 24 – 290C | 24 – 260C | 20 – 300C |
Lượng mưa | 1000 - 2000 | 1200 | 1250 | 1000 - 1200 | 2000 |
Độ ẩm | 70 – 80% | 70 – 80% | 80 – 90% | 70 – 80% | 80 – 90% |
Ánh sáng | Đủ | Đủ | Nhiều | Đủ | Nhiều |
Đất | Dày | Phù sa | Phù sa | Phù sa | Thịt, cát |
pH | 5,5 – 6,5 | 5,5 – 6,5 | 6 – 6,5 | 5,5 – 6,5 | 4,5 – 6,5 |
Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn
Giá trị dinh dưỡng: Cùi nhân chứa đường, axit hữu cơ, vitamin C, K, các chất khoáng Ca, P, Fe… nên có giá trị dinh dưỡng cao. Trồng nhân mang lại thu nhập cao hơn một số cây trồng khác.
Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.
- Lượng mưa cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 1200mm/năm. Độ ẩm không khí 70 - 80%. Thời kì phân hoá mầm hoa và phát triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 - 5 ngày cũng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.
- Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.
- Đất Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH= 6 - 6,5.
Em hãy nêu giá trị của cây vải và các yêu cầu ngoại cảnh của cây vải.
Giá trị cây vải:
- Ăn quả tươi hoặc sấy khô.
- Làm nước giải khát, đồ hộp.
- Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp.
- Hoa là nguồn mật ong chất lượng cao.
- Là cây cho bóng mát, phủ xanh đồi trọc.
Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C. Trong năm (tháng 1, 2) cần có nhiệt độ thấp để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thích cho việc ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là 180C – 240C.
- Lượng mưa tối thiểu trong năm là 1250mm. Độ ẩm không khí từ 80 – 90%, chịu được hạn nhưng chịu úng kém.
- Ánh sáng: Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa.
- Đất: Cây vải có thể trồng trên đất phù sa, đất đồi… nhưng thích hợp là đất phù sa, có tầng đất dày, độ pH từ 6 – 6,5.
Giúp mình với!!!!!
Câu 1: Làm cỏ, vun xới và bón phân thúc cho cây nhằm mục đích gì?
Câu 2: Nêu giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn?
Câu 3: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì trong đời sống và kinh tế? Tại sao cần tạo hình, sửa cành cho cây ăn quả có múi?
Câu 4: Tại sao khi thiết kế vườn ươm cây ăn quả cẩn chú ý đến vấn đề chọn địa điểm cho vườn?
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý: a) Em định tả cây nào? b) Em quan sát những gì? - Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp, vươn thẳng hay xoè rộng,..). – Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá cây, hoa, quả,...). c) Em quan sát bằng những cách nào? – Quan sát hình dáng, màu sắc bằng mắt. – Cảm nhận tiếng lá reo, mùi hương, cánh hoa,... bằng tai, mũi hoặc tay. d) Ghi lại vắn tắt kết quả quan sát. |
Gợi ý: Cây nhãn
- Thân cây: cây nhãn thân gỗ, không quá to, lớp vỏ có màu nâu sẫm, sẫn sùi, từ gốc cây đến ngọn cây cao chừng 3 mét.
- Cành cây: Cây vải có nhiều cành lớn, mỗi cành tỏa ra một hướng tạo thành một chiếc ô tròn tỏa bóng mát.
- Lá cây: xếp đều đặn hai bên cuống lá chung, mặt lá màu xanh đậm, lưng lá màu xanh nhạt, gân chính và gân phụ nổi rõ rệt
- Hoa nhãn: mọc từng chùm màu trắng, cánh hoa li ti
- Quả nhãn: màu sạm, tròn, thịt quả nhãn màu trắng đục, ngọt thơm, bên trong có một hạt lớn màu đen...
Hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm và các giống chôm chôm trồng ở địa phương.
Nhiệt độ: cây chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng, ẩm. Nhiệt độ từ 200C – 300C.
Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm, phân phối đều trong năm
Ánh sáng: Cây chôm chôm rất cần ánh sáng. Vì vậy, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc ở trong tán cây.
Đất: Cây chôm chôm được trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp; tầng đất dày; nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH từ 4,5 – 6,5.
Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
2) Sử dụng sơ đồ tư duy:
– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
– Sắp xếp ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.
Gợi ý: Dàn ý tả cây Quất
1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất
2. Thân bài
- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ
+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...
- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.
3. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.