Viết 1 đoạn văn kể 1 cái kết mới cho tác phẩm Lão Hạc.
Viết 2 đoạn văn có sử dụng từ liên kết về chủ đề tác phẩm lão Hạc
Em tham khảo:
1.
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Với (Phép nối) lão, cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
2.
Lão Hạc sống rất hiền lành,nhân hậu, thật thà: những lời tâm sự của lão với ông giáo về gia cảnh, về nỗi nhớ con, về nỗi băn khoăn khi buộc phải bán con Vàng, về những lo toan cho con cái...đã chứng tỏ điều đó. Lòng nhân hậu của lão biểu hiện cảm động nhất qua thái độ của lão với con Vàng. Gọi con chó bằng cậu rất tình cảm, lão chăm sóc nó như 1 đứa trẻ nhỏ: cho nó ăn bằng bát, ăn gì lão cũng chia cho nó: ''Lão cứ nhắm vài miếng.... cho con trẻ'', rồi lão bắt rận, tám rửa cho nó, rồi nựng nịu mắng yêu nó như nựng cháu nhỏ...Ôm đầu nó, đập nhè nhè vào lưng nó và dấu dí: ''À không! À không!....Cậu Vàng của ông ngoan ;lắm...''Đến lúc cùng quần không còn gì để nuôi chó, thậm chí còn không còn gì để nuôi thân, lão dự định bán chó mà cứ đắn đo mãi. Và (phép nôi) bán nó rồi lão khóc vì thương nó: ''Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước'' và nhất là vì lão xót xa thấy ''già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó''. Lòng thương và nỗi ân hận của lão với con Vàng sâu sắc đến mức trở thành nỗi đau khôn lường: ''Mặt lão đột nhiên co rúm lại...mếu như con nít''. Lão hu hu khóc và khiến lão như thấy nỗi đau của con vật, càng thương nó càng ân hân, day dứt biết bao! :''khốn nạn...ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu. Nõ cứ làm im như trách tôi...như thế này à?''
Cần gấp ạ
1. Em hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 1 phẩm chất của Lão Hạc
2. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận về cái chết của Lão Hạc
2 Tham khảo
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
“Tôi ở nhà Binh Tư về…chỉ có tôi và Binh Tư hiểu”.
1- Đoạn văn kể về sự việc gì?
2- Chỉ ra các từ tượng hình. Nêu tác dụng.
3- Trình bày nguyên nhân cái chết của lão Hạc.
4- Cái chết của lão cho thấy điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước Cách mạng Tháng 8?
tưởng tượng và kể tiếp đoạn kết của tác phẩm lão hạc khi con trai lão trở về bằng đoạn văn khoảng 15 câu.Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm (gạch chân và chú thích)
1) Trong văn bản "lão hạc", lão hạc đã đối diện với cái chết bao nhiêu lần
2) Tìm điểm chung về số phận của lão hạc và chị dậu
3) Người kể truyện trong tác phẩm "lão hạc" là ai? Em có nhận xét gì về tính cách của người đó
1. Lão Hạc đã đối diện với cái chết 3 lần.
- lần 1: Lão không lấy được vợ cho con, con trai lão bỏ đi đồn điền cao su nên lão đành thui thủi sống 1 mình, không người chăm sóc, nương tựa, đỡ đần lúc tuổi già. Chỉ có ông giáo hàng xóm để trút bầu tâm sự. Lão quyết không tiêu vào tiền bòn vườn và quyết không bán khu vườn. Lão bị ốm một trận thập tử nhất sinh, việc không có, tiền tiết kiệm tiêu sạch. Đó là lần thứ nhất lão đối diện với cái chết.
- Lần 2: lão bán cậu Vàng. Lão coi cậu vàng như con trai vì đó là sợi dây tình cảm nối giữa lão Hạc và con trai. Lão chăm sóc trò chuyện với cậu Vàng như với con trai. Nhưng sau trận ốm, lão không đủ sức nuôi bản thân huống chi con chó. Mà cậu Vàng lại ăn tốn quá. Nên lão quyết định bán cậu Vàng. Lúc này là lão "chết" về tinh thần. Ân hận dằn vặt đau đớn vì già đời rồi mà còn chót lừa một con chó.
- lần 3: lão chết vì bả chó. Lão quyết định kết liễu cuộc đời mình để có thể không cảm thấy có lỗi với con, cậu vàng và không phải tiêu vào tiền dành dụm cho con trai.
Câu 2.
- Lão Hạc và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo khổ sống dưới thời xã hội thực dân nửa phong kiến. Đều chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và Nhật - Pháp. Vừa bị cướp ruộng đất, trở thành nông dân vô sản lại vừa chịu cảnh phu phen tạp dịch, thuế khóa nặng nề.
- Họ đều là những người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão Hạc không vì nghèo khó mà tha hóa. Chị Dậu cũng vậy, không vì thiếu sưu mà trộm cướp, chỉ có đường cùng là bán con bán chó, đi ở vú.
- Họ đều là những người giàu tình cảm, giàu tình yêu thương con, gia đình. Lão Hạc vì thương con mà dồn tình yêu và gửi gắm qua những lời trò chuyện với cậu Vàng. Còn chị Dậu lại hi sinh, dành hết cho chồng con (chờ chồng xem ăn có ngon miệng hay không, bảo vệ chồng đau ốm trước những đòn roi của cai lệ)...
Câu 3.
- Người kể chuyện trong tác phẩm "Lão Hạc" là ông giáo.
- Ông giáo là người nghèo khổ, cũng như bao người trí thức tiểu tư sản khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến: sống chật vật bằng những đồng lương còm cõi. Có nhận thức nên thấy được những bất công và những tồn tại trong xã hội nhưng bất lực, không thể làm gì đó để thay đổi xã hội ngột ngạt, tù túng ấy. Chỉ biết sống lay lắt, chứng kiến và chia sẻ với lão Hạc. Ông giáo là người quan sát, kể lại câu chuyện và bày tỏ những nỗi niềm tâm tình thay cho tác giả.
Qua đoạn văn lão Hạc bán cậu Vàng trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc.
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Viết 1 đoạn văn giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc (đừng copy mạng nhé)
(1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Tác phẩm Lão Hạc :Ai đã đọc qua 'Lão Hạc", một truyện ngắn xuất sắc người nông dân trước cách mạng tháng tám của nhà văn Nam Cao, hẳn là không thể nào quên được hình ảnh lão nông đân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cập mắt nhìn xuống đầy u uẩn, khuôn mặt hằn sâu bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, muộn phiền về nhiều nỗi cơ cực ở đời.
Đây là một lão nông dân chân lấm tay bùn không tuổi, không tên trong các làng quê tiêu điều, hẻo lánh thời ấy.. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng có tấm lòng yêu thương sâu sắc, tự trong, đặc biệt là có tấm lòng cao thượng hơn con người.
Trang sách đã đóng lại nhưng hình ảnh lão Hạc vẫn lồ lộ hiện ra trông thật tội nghiệp. Đó là một nông dân nghèo khổ cùng quẫn. Vợ mất sớm, lão sống một thân một mình trong những ngày tháng xế bóng cô đơn và vất vả.Đứa con trai duy nhất của lão chỉ vì quá nghèo ma` người con gái anh yêu lại trở thành vợ người khác.Người ấy hơn anh chỉ vì có nhiều tiền. Quá phấn chí, anh ra đi nuôi mộng:" Cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về"." Không có tiền sống khổ. sống sở ở cái làng này nhục lắm". Nhưng nơi anh đến lại là đồn điền cao su ở tận Nam kì. một địa ngục trần gian:"Cao su đi dễ khó về". Lão Hạc chỉ còn cách thui thủi với " cậu Vàng" làm bạn cho khuây khỏa nỗi nhớ mong. Ngày lại ngày lão lo làm thuê kiếm sống. Nhưng rồi bị một trận ốm nặng phải tiêu sạch hết tiền dành dụm từ hoa lợi mảnh vườn mà lão có ý định để dành tiền cho con trai khi nó trở về. Sau trận ốm, sức khỏe lão sút hẳn đi, không làm thuê nổi nữa thì lại gặp bão, hoa màu bị phá sạch, giá gạo lại lên cao nghe chừng còn đói dai dẳng... vì thế mà lão phải làm một việc làm trái lòng là phải bán "cậu Vàng", người bạn thân thiết trong những ngày tàn bóng xế.Hơn thế nữa, đó còn là con vật gợi nhớ về đứa con trai đã đi xa... Thế mà lão phải rứt ruột bán"cậu Vàng" đi bởi vì không thể mỗi ngày có đủ một ngày ba bữa gạo cho mình và con chó. Lúc này, lão không còn có thể làm ra tiền nên tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu nó. Tình cảnh của lảo thật là khốn quẩn.
Nam Cao (29 tháng 10, 1917 - 30 tháng 11, 1951) là một nhà văn Việt Nam hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri [1], giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915[cần dẫn nguồn]. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xả Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[1]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. Trong đó có sử dụng 1 từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ)
Qua tác phẩm“Lão hạc”của nhà văn Nam Cao, tác giả đã miêu tả thật sâu sắc về tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng. 2Đối với mọi người thì chuyện bán một con chó chẳng phải là chuyện trọng đại gì nhưng đối với lão Hạc thì đó là một việc vô cùng hệ trọng và quyết phải làm cho bằng được, lão nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng chắc hẳn lão rất đắn đo, day dứt lắm. 3Cậu Vàng là kỉ vật mà người con trai của lão để lại, nó là cả một gia tài đối với lão là nơi mà lão gửi gắm tình thương yêu của mình thay cho những cơ hội mà lão chưa kịp làm với cậu con trai. 4Chính vì vậy sau khi bán chó xong, lão sang nhà ông giáo báo tin ngay, lão cố tỏ ra vui vẻ vì bán cậu Vàng đi là trút khỏi người một gánh nặng về tiền bạc nhưng thực ra lão đang rất đau đớn, nỗi đau của lão khiến cho ông giáo “ muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. 5Khi nghe ông giáo hỏi tiếp lão đã không nén được nỗi đau trong lòng mà cứ thế tuôn ra “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. 6Nỗi đau của lão không chỉ dừng lại ở việc bán đi con chó - người bạn thân thiết trong cuộc sống đơn độc của lão mà lão không thể tha cho những việc mình đã làm đối với cậu Vàng, lão dằn vặt trách móc bản thân sao lại quá độc ác khi đã lừa cậu Vàng - một con chó rất đỗi trung thành. 7Qua đây ta cũng nhìn thấy được con người của lão Hạc, một con người nhân hậu, hiền lành sống có tình có nghĩa. 8Bằng nghệ thuật so sánh “... như con nít...”, các từ láy, động từ mang đậm tính biểu cảm cao “ móm mém, ầng ậng, ..” Nam Cao đã khắc hoạ nên được hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng tám, một số phận thật bi thảm và đáng thương nhưng vẫn giữ được nhân cách đáng quý.
Từ tượng thanh: hu hu ( ______ )
Giúp mình với ạ, chấm câu cho mình với cho đủ 12 câu góp ý cho mình để mình chỉnh sửa bài cho hoàn chỉnh với ạ
CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU !!!
Viết đoạn văn quy nạp về tác phẩm lão hạc