Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
LT
9 tháng 9 2020 lúc 21:28

* Trên đường tới trường: Tâm trạng của nhân vật TÔI vừa lạ, vừa quen khi bước vào 1 thế giới mới:

+ Thấy mình trang trọng, đứng đắn

+ Thêm nhiều sách vở mới

+ Cố ghì tay thật chặt, muốn thử sức mình

-> Hình ảnh cậu bé dễ thương, đáng yêu với tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, háo hức, mong muốn được khám phá những điều kì diệu của tuổi học trò.

* Trên sân trường:- Tâm trạng chơ vơ, vụng về, lúng túng, muốn bước nhanh nhưng toàn thân cứ run

                             - Khi nghe ông Đốc đọc tên "tôi" tưởng như tim ngừng đập, giật mình, lúng túng

-> Cảm giác lạ lùng khi thấy xa mẹ, xa nhà, chuần bị bước vào thế giới mới.

* Trong lớp học:

Hình ảnh một con chim non liệng đến bên cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi bay cao -> Gợi nhớ, tiếc nuối những tháng ngày tuổi thơ tự do để bước vào giai đoạn mới tập làm người lớn -> sải cánh bay vào thế giới của tri thức, tiếp nhận chân trời mới.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
9 tháng 9 2017 lúc 8:24

Hoàn cảnh Thơm: quen cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, mặc dù cha và em trai theo cách mạng thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa

- Tâm trạng:

   + Sự ân hận, day dứt của Thơm: người cha lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô

   + Sự nghi ngờ của cô đối với Ngọc tăng: Thơm dò xét nhưng Ngọc lảng tránh, cô không dễ gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã mà chồng tạo ra

   + Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, cô phải lựa chọn giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mạng

→ Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng để bộc lộ đời sống nội tâm, nỗi day dứt, đau xót, ân hận của Thơm để nhân vật lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng

- Tác giả khẳng định ngay cả khi cuộc đấu tranh bị đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không bị tiêu diệt do sự bảo vệ, che chở của người dân

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
NH
1 tháng 2 2016 lúc 16:47

Khi nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì chắc chắn người đọc sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diêu, một hồn thơ nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu. Những vần thơ của ông chính là nỗi lòng của chính mình. Bài thơ “Vội vàng” là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người đang yêu. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này khiến cho người đọc như hòa chung vào nhịp đập đó.

 

Bài thơ được cất lên với giọng điệu say đắm, nồng nàn và căng tràn sự sống của thiên nhiên. Qua con mắt của nhân vật trữ tình, cảnh sắc mùa xuân hiện lên thật tươi mới, trong lành:

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

 

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

 

Này đây lá của cành tơ phơ phất

 

Của yến anh này đây khúc tình si.

 

Tiếng lòng của nhân vật trữ tình như đang reo vui cùng với cảnh sắc thiên nhiên rộn ràng, tưng bừng. Tháng Giêng luôn là tháng khiến tâm trạng con người vui tươi, tràn đầy nhiệt huyết, và đặc biệt trong tình yêu thì đây chính là thời điểm đượm nồng, đắm say nhất. Nhân vật trữ tình đã gọi tháng giêng là “tháng mật” gợi lên sự ngọt ngào và nồng nàn. Với điệp từ “này đây” như đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự xinh đẹp của thiên nhiên dường như khiến cho nhân vật trữ tình xôn xao đến khó tả.

 

Những hình ảnh đẹp “đồng nội xanh rì” và “cành tơ phơ phất” khiến cho khúc hát mùa xuân như dậy sóng ở trong lòng.

 

Giọng điệu ở 4 câu thơ cất lên như tiếng reo vui rộn ràng và tươi mới của tâm hồn một người đang yêu đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn.

 

Và cảm xúc tinh khôi, mới mẻ đó đã dồn nét, cất lên thành lòng ham muốn:

 

Tôi sung sướng nhưng vàng một nửa

 

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

 

Niềm sung sướng, hân hoan của mùa xuân, của tình yêu đã khiến cho nhân vật trữ tình hân hoan. Nhưng dường như chợt nhận ra điều gì đó mà nhân vật đã bỗng dưng chững lại vì từ “nhưng” khiến cho giọng thơ trở nên lắng lại. Bỗng nhiên chuyển sang giai đoạn “vội vàng một nửa”. Tứ thơ đã khiến người đọc nhận ra tâm trạng dửng dưng, chưng hửng của nhân vật trữ tình. Tại sao không vui hết đi mà lại phải vội vàng một nửa. Có lẽ bước chuyển mình của thời gian khiến cho nhân vật trữ tình thấy nuối tiếc, sợ thời gian trôi đi không trở lại.

 

Lúc này, nhân vật “tôi” đã xuất hiện mà cảm thấy chênh vênh khi nghĩ đến mùa xuân trôi đi, rồi mùa xuân lại lại. Thời gian tàn khốc cướp mất đi mùa xuân, vô tình cướp mất đi tình yêu đang căng tràn nhựa sống.

 

Đây là một thái độ sống rất tích cực, nó có thể đánh thức trái tim của mỗi con người, nhất là tuổi trẻ. Hãy cố gắng sống và tận hưởng cuộc sống tươi mới khi còn có thể, vì thời gian trôi đi không bao giờ quay trở lại.

 

Ở những câu thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp và chính tâm trạng của nhân vật “tôi” cũng vội vàng, cuống quýt. Thời gian đã khiến cho nhân vật trữ tình sợ, lo lắng;

 

Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa

 

Mau đi thôi, màu chưa ngả chiều hôm

 

Đến đây chúng ta đã thực sự nhận ra cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”. Thái độ sống vội vàng, sống nhanh chóng, sống cho cả ngày mai. Dường như ‘tôi” đang bất lực với chính cuộc sống hiện tại vì chẳng thể giữ nổi những điều tốt đẹp nữa.

 

Có lẽ vì thế ở những câu thơ cuối, chúng ta nhận ra khát khao mãnh liệt, cháy bỏng của nhân vật trữ tình:

Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.

Điệp từ ‘ta” được điệp lại ở đầu mỗi câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên gấp gáp. Khao khát của “ta” được dồn nén từ bấy lâu nay đến giờ đã vỡ òa ra. Những hình ảnh tươi đẹp của mùa xuân đang căng tràn như vậy nhưng nhân vật trữ tình lại nghĩ đến cảnh mọi thứ vội tan biến theo thời gian. Đây chính là một ý thức về thời gian rất mới, tiến bộ và hiện đại, đánh thức được suy nghĩ của thế hệ trẻ sau này.

         

Như vậy qua bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu đã khiến người đọc phải say, phải vội vàng, cuống quýt cùng nhân vật trữ tình. Có lẽ đó chính là thông điệp của Xuân Diệu về cảm thức thời gian.

 

 

Bình luận (0)
LP
1 tháng 2 2016 lúc 16:57

Niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống của Xuân Diệu được thể hiện đầy đủ nhất, cao độ nhất có lẽ là ở bài thơ Vội vàng. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Hoài Thanh nhận xét: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh đời, sống vội vàng, sống cuống quýt… Đây là nhận xét tinh tế và chính xác bởi khi đặt tên bài thơ là Vội vàng, Xuân Diệu đã tỏ ra rất hiểu mình. Có thể coi bài thơ này là tuyên ngôn về lẽ sống của nhà thơ.

Xuân Diệu yêu cuộc sống tha thiết, nồng nàn. Theo nhà thơ, cuộc sống là tất cả những lạc thú vật chất, tinh thần cùng với những gì trần tục và thanh cao của nó. Bài thơ Vội vàng cho người đọc thấy thi nhân đang trải lòng mình ra mà viết và bày tỏ cho hết tình cảm chân thành đối với cuộc đời.

Bàn về lẽ sống của Xuân Diệu, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng lẽ sống vội vàng của nhà thơ bắt nguồn từ nhận thức về thời gian vô hạn và kiếp người hữu hạn. Cái đáng quý nhất của con người là cuộc sống cho nên phải tranh thủ chớp lấy từng khoảnh khắc để sống. Ý kiến khác cho rằng Xuân Diệu yêu tha thiết, yêu say đắm cuộc sống nên rất sợ mất nó. Trong khi yêu, Xuân Diệu đã cảm thấy tình yêu đang mất nên luôn ở trong tâm trạng hoảng hốt, lo âu, chợt vui, chợt buồn. Chính vì vậy nên dù là yêu cảnh hay yêu người, Xuân Diệu cũng đều ngấu nghiến, vồ vập, vội vàng.

Cái tôi” của tác giả trong bài thơ này được thể hiện ở hai trạng thái đối lập mà thống nhất của tâm hồn: lúc mãnh liệt đến cuồng si, lúc lại da diết, lắng sâu. Đọc kĩ bài thơ, chúng ta sẽ nhận ra diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lúc phơi phới yêu đời, lúc sôi nổi, cuồng nhiệt như núi lửa phun trào, lúc lại bâng khuâng, lo lắng.

Vội vàng tuy là bài thơ trữ tình nhưng nó lại chứa đựng một triết lí sống cụ thể. Kết cấu bài thơ có thể chia làm hai phần, được phân cách bằng câu thơ ngắn: "Ta muốn ôm". Phần trên nghiêng về trình bày những lí lẽ vì sao lại phải sống vội vàng ? Thái độ sống ấy xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ. Theo Xuân Diệu thì cuộc sống trần thế giống như một thiên đường kì thú với bao nguồn hạnh phúc dành cho con người. Nhưng những cảnh sắc ấy chỉ thực sự mang vẻ đẹp thần tiên trong buổi xuân thì của nó và con người chỉ tận hưởng được những lạc thú khi còn trẻ; trong khi đó tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Thời gian có thể cướp đi tất cả. Vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian, là phải vội vàng mà sống. Đây là một triết lí tích cực và tiến bộ.

Phần dưới của bài thơ thể hiện những hành động vội vàng của nhân vật trữ tình trong khi hưởng thụ vẻ đẹp của đời. Nội dung cảm xúc thể hiện rõ ở những hành động vồ vập, ở trạng thái chếnh choáng của một “cái tôi” đang muốn tận hưởng thật nhiều hương sắc của khu vườn trần thế.

Hai phần này chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc và rất chặt chẽ về luận lí. Nó khiến cho bài thơ liền mạch và hoàn Chỉnh, giống như một dòng chảy ào ạt, tự nhiên của tâm trạng. Đây chính là thành công đáng kể của bài thơ.
Bốn câu ngũ ngôn mở đầu đoạn hai nêu lên ý tưởng táo bạo, dị thường đến mức như nghịch lí:


Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.


Nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, đảo ngược quy luật tự nhiên. Muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại, cái ham muốn lạ lùng ấy hé mở cho chúng ta thấy lòng yêu bồng bột, vô bờ của nhà thơ đối với con người, cuộc sống, với thế giới thắm sắc đượm hương đang trải rộng trước mắt. Dường như Xuân Diệu đã chỉ cho chúng ta thấy rõ cái nghiệt ngã của tạo hóa để rồi sau đó từ từ lí giải lẽ sống vội vàng của mình.

Trước hết, thiên nhiên và cuộc sống được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Với nhà thơ, đây là một thiên đường trên mặt đất. Cái thiên đường đầy hương sắc đó hiện ra trong bài thơ vừa như một khu vườn tình ái
của vạn vật đương buổi xuân thì, vừa như một người tình đầy quyến rũ. Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.Xung quanh nhà thơ, cảnh vật tưng bừng, rạo rực một sức sống đang lên, đầy hấp dẫn, lôi cuốn, khiến không ai có thể thờ ơ:


Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổisáng , thần Vui hằng gõ cửa;



Tất cả tình và cảnh trong đoạn thơ này được tác giả miêu tả rất cụ thể: Tuần tháng mật của ong bướm, muôn hoa xuân nở rộ khoe sắc, khoe hương trên đồng nội xanh rì. Chồi non, lộc nõn cành tơ phơ phất, khúc tình si rộn rã của yến anh, ánh sáng chớp hàng mi. Đoạn thơ như tiếng reo vui hồn nhiên của đứa trẻ ngây thơ lạc vào khu vườn đầy hương sắc, rộn rã, tưng bừng bàn nhạc đủ mọi thanh âm. Đối với Xuân Diệu, mỗi ngày mới là một niềm vui mới và cuộc đời tưởng như là chuỗi vui vô tận: Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa.

Điệp từ này đây lặp lại tới năm lần, như nhấn mạnh từng nét đẹp của vườn xuân, như giới thiệu sự phong phú bất tận của thiên nhiên với niềm hào hứng lạ thường, để rồi đi đến một so sánh rất độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Xuân Diệu có lối diễn tả tinh tế bằng sự chuyển đổi cảm giác, ông không nói tháng giêng đẹp mà nói tháng giêng ngon để đặc tả một sức sống mơn mởn, non tơ, quyến rũ. Là thi sĩ của tình yêu nên Xuân Diệu thấy giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp thiếu nữ đương xuân có những nét tương đồng.

Hai khổ thơ liên kết chặt chẽ với nhau. Thi sĩ muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại chính là để lưu giữ mãi mãi hương sắc của vườn xuân trần thế. Nhưng tiếc thay, vẻ đẹp ấy chỉ rực rỡ lúc xuân thì, mà xuân thì lại vô cùng ngắn ngủi. Nhà thơ đang hân hoan đón nhận vẻ đẹp tuyệt vời mà tạo hóa ban cho
muôn loài thì bỗng chốc niềm vui tan biến, thay vào đó là nỗi ngậm ngùi trước hiện thực phũ phàng:


Xuân đương tới; nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,



Theo quan niệm của nhà thơ thì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là những gì đẹp nhất, “là những phần ngon nhất của cuộc đời”. Thiên nhiên đẹp nhất lúc xuân sang; đời người đẹp nhất tuổi xuân thì; tình yêu đẹp nhất khi đi đôi với tuổi trẻ. Nhưng trớ trêu thay là tạo hóa – đấng vô hình sáng tạo ra cái đẹp và cũng lạnh lùng huỷ diệt cái đẹp. Mùa xuân và tuổi trẻ đều vô cùng ngắn ngủi. Thời gian sẽ cuốn trôi hết thảy: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Cho nên con người phải vội vàng tận hưởng mọi sắc màu cùng hương thơm, mật ngọt của đời.

Xưa nay, quan niệm về thời gian gắn liền với sự tuần hoàn của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn quay liên tục hết một vòng lại trở về điểm xuất phát, cứ trở đi trở lại mãi mãi như thế. Mà đã là vòng tuần hoàn thì những thời khắc, thời đoạn của nó có ra đi rồi cũng sẽ quay trở về. (Xuân đi thì xuân sẽ quay lại). Quan niệm đó xuất phát từ cái nhìn, lấy quy luật vũ trụ làm thước đo thời gian.

Xuân Diệu lại quan niệm rằng thời gian như một dòng chảy xuôi chiều một đi không trở lại, mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là sự sống của đời người sẽ vĩnh viễn mất đi một ít. Tức là lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của con người để đo đếm thời gian. Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong đời người là tuổi trẻ để làm thước đo. Cách cảm nhận về thời gian như vậy xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá nhân, mỗi khoảnh khắc đều vô cùng quý giá. Nó quý giá chính vì một khi đã trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm ấy khiến cho con người phải biết quý từng giây phút của cuộc đời và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải trànđầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là nguyên nhân sâu xa của thái độ sống vội vàng. Xuân Diệu cảm nhận rằng thời gian và tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại, cho nên đã chua xót phủ nhận: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn rất biện chứng về vũ trụ, về thời gian:



Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,



Xuân Diệu đồng nhất mùa xuân với tuổi trẻ và tình yêu, cho nên ông ngậm ngùi than: Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Nhà thơ cảm thấy đời người quá ngắn ngủi trước thời gian và không gian vĩnh cửu:


Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
;



Câu thơ như một tiếng thở dài u hoài, tiếc nuối. Quy luật thiên nhiên giờ đây đã trở nên đối kháng với con người:



Lòng tôi rộng… / lượng trời cứ chật,
Xuân vẫn tuần hoàn… / tuổi trẻ chẳng hai lần thấm lại,
Còn trời đất… / chẳng còn tôi mãi.



Vì thế, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận về sự mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một phần đời vĩnh viễn mất đi:


Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…



Hai câu thơ này thể hiện rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia li vĩnh viễn. Và thời gian được coi như một dòng chảy vô tận của những mất mát, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia phôi. Khắp sông núi là những lời than thầm tiễn biệt của vạn vật. Sâu xa hơn là mỗi một sự vật dang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Tâm trạng phức tạp đã chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Xuân Diệu cho nên giữa tươi xanh thi sĩ đã nhìn thấy màu héo úa; giữa hiện tại đã thấp thoáng quá khứ, giữa sum họp dã có mầm mống chia li:


Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?



Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian, không gian thật lạ. Dường như cái chất vui tươi, trẻ trung của thiên nhiên không còn nữa: tháng năm rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, gió xinh hờn vì phải bay đi, chim đứt tiếng reo thi vì sợ độ phai tàn sắp sửa…

Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác – mùi tháng năm, thời gian được hình dung là hương hoa – chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại, cho hương đừng bay đi. Nhà thơ đã cảm nhận sự trôi chảy vô tình của thời gian bằng tất cả các giác quan. Mỗi khoảnh khắc thời gian đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ.

Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể níu kéo thời gian, thì chỉ có một cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, phải tranh thủ sống, vội vàng mà sống:


Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,


Đó cũng là bi kịch của đời. Dù cuộc đời đầy bi kịch nhưng khu vườn trần thế vẫn hết sức hấp dẫn đối với con người – nhất là những người đa cảm, đa tình như Xuân Diệu. Cho nên thi sĩ càng hối hả, vội vàng tận hưởng khi Mùa chưa ngả chiều hôm (nghĩa là khi tiết xuân và tuổi trè vẫn còn đang độ).Câu thơ não nuột, tuyệt vọng: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa đã khép lại phần lí giải cho lẽ sống vội vàng của Xuân Diệu và mở ra phần biểu hiện của hành động vội vàng:



Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu;
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,



Đoạn thơ như là lời tình tự của thi sĩ với thiên nhiên, với sự sống bằng những cảm xúc và ham muốn mỗi lúc một si mê, cuồng nhiệt. Chỉ có thế mới diễn tả hết được khát vọng sổng mãnh liệt của thi sĩ.Cảm hứng thơ như những đợt sóng đại dương mỗi lúc một dâng cao. Sự kết hợp hài hòa đến mức tài tình giữa âm thanh, hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ đặc tả sự cuồng nhiệt của tình yêu cuộc sống. Tình yêu ấy làm sống dậy vẻ tươi đẹp, đầy sinh khí của thiên nhiên. Điệp ngữ ta muốn khẳng định khát khao cháy bỏng muốn ôm trọn cả vũ trụ trong vòng tay âu yếm muôn đời. Mỗi lần điệp ngữ đó xuất hiện là lại đi liền với một động thái yêu đương, càng lúc càng mạnh mẽ, đếm say: ôm cả sự sống, riết mây đưa và gió lượn, say cánh bướm với tình yêu, thâu trong một cái hôn nhiều…

Khát khao gắn bó, yêu thương và giao hòa với thiên nhiên, với con người và cuộc sống thôi thúc nhà thơ, đẩy cảm xúc thơ lên tới tột đỉnh. Thi sĩ muốn được thưởng thức đầy đủ, trọn vẹn tất cả vẻ đẹp của vườn đời đầy hoa thơm trái ngọt:



Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!



Ta thấy Xuân Diệu như con ong đã hút mật no nê, như một tình nhân dang tràn trề hạnh phúc. Niềm khao khát vô biên được tận hưởng hạnh phúc đắm say bộc lộ qua những động từ quyết liệt, táo bạo, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Phải nói rằng cách thể hiện tâm trạng của Xuân Diệu trong bài thớ Vội vàng là rất mới, rất lạ, rất Xuân Diệu, xưa nay chưa từng có. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh thật táo bạo. Táo bạo nhưng đặc sắc, tài tình bởi chỉ có thể nói bằng cách ấy mới bày tỏ hết sự nồng nàn say đắm của lòng yêu. Bài thơ như lời giục giã yêu đương, lời kêu gọi tuổi trẻ hãy sống cho sôi nổi và mãnh liệt.

Xuân Diệu yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống. Thi sĩ đã hào hứng khẳng định: Sự sống chẳng bao giờ chán nản. Ông thèm hưởng thụ và biết hưởng thụ mọi cái đẹp, cái vui của cuộc sống và qua thơ, ông dâng tặng những của cải tinh thần quý báu đó cho mọi người. Nhà thơ giúp chúng ta khám phá ra chân giá trị của cuộc đời mà nếu sống hời hợt, nông nổi thì khó nhận ra được. Sự sống trong thơ Xuân Điệu phong phú và đa dạng. Đó là mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu; là thế giới muôn hình muôn vẻ, tràn đầy niềm vui và ánh sáng. Chính vì thế, Xuân Diệu và thơ tình Xuân Diệu mãi mãi thuộc về tuổi trẻ – những con người sống để yêu thương.

Bình luận (0)
H24
1 tháng 2 2016 lúc 18:42

de ot

Bình luận (0)
CP
Xem chi tiết
H24
15 tháng 9 2017 lúc 12:33

bạn ko nên đăng những câu hỏi ko liên quan đến ttoán trên hỏi đáp

Bình luận (0)
HM
12 tháng 5 2018 lúc 19:09

Theo cha tôi kể lại thì truyện ngắn “Tôi đi học” có từ cái thuở cha tôi còn đi học tiểu học.

Thế mà khi đọc lại, tôi nhớ cái thuở mới cắp sách đến trường. Tôi có cảm nghĩ rằng mỗi chữ, mỗi câu tác giả viết có rất nhiều ý nghĩa khi xướng âm lên… Âm điệu câu văn như nhịp đập trái tim bẽn lẽn rụt rè của đứa con nhỏ theo mẹ đến trường lớp lần đầu… “Hàng năm cứ vào cuối thu… Tôi quên sao được buổi sớm mai hôm ấy. Những kỉ niệm của buổi tựu trường lần đầu… Một mùi hương lạ xông lên trong lớp… ”

Truyện ngắn có những phát hiện rất tinh tế và tài hoa khiến người đọc như hiện ra trước mắt mình một cái “tôi” thuở ấy…

Vâng! Nhân vật “tôi” thuở ấy có hình hài và tâm trạng rất giống tôi sau này khi lần đầu tiên nắm tay mẹ bước vào sân trường.

“Tôi” thuở ấy là tác giả, đã miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng: Tôi mặc bộ quần áo mới sang trọng và đúng đắn… Dọc đường đến trường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi, tôi ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau. Chỉ có hai quyển vở trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.

Trước sân trường đông đúc người đưa con đi học, vẻ mặt người nào cũng vui tươi và ăn mặc tươm tất.

Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè sẽ vắng lặng, tôi hơi lo sợ.

Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò mới như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép vào bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng. Có thể ví họ như lũ chim non sắp biết bay nhìn bầu trời cao rộng vừa thèm muốn vỗ cánh bay lên nhưng còn e sợ ngập ngừng…

Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp.

Chúng tôi lúng túng vụng về, toàn thân run lên, quả tim như ngừng đập… Trong lúc đó ông đốc gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba, rồi gọi tên từng người. Nghe gọi đến tên mình tôi giật mình lúng túng quên cả mẹ đứng đằng sau.

Với cặp mắt hiền từ và cảm động, ông đốc nói với chúng tôi mấy điều chúng tôi nghe rõ từng tiếng nhưng không ai trả lời mà chỉ có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.

Khi ông đốc nói: “Thôi các em đứng dậy sắp hàng để vào lớp”, tự nhiên tôi cảm thấy như có bàn tay ở phía sau đẩy tôi tới trước.

Mấy cậu bắt đầu khóc, tôi cũng quay lưng dúi đầu vào lòng mẹ khóc theo. Ông đốc an ủi chúng tôi đừng khóc vì đến trưa sẽ lại về nhà và ngày mai lại được nghỉ cả ngày.

Sau đó, mười tám người chúng tôi xếp hàng dưới hiên lần lượt đi vào lớp năm.

Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, có bắt đầu có sự cảm mến và quyến luyến các vật và bạn bè xung quanh.

Tác giả kết luận bằng cách miêu tả một hình ảnh rất đẹp:

“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”

Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc của mình “tức là cái tôi trữ tình” rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. Đó là cái ngày không ai quên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm suốt cuộc đời.

Bình luận (0)
NH
26 tháng 5 2018 lúc 8:25

Theo cha tôi kể lại thì truyện ngắn “Tôi đi học” có từ cái thuở cha tôi còn đi học tiểu học.

Thế mà khi đọc lại, tôi nhớ cái thuở mới cắp sách đến trường. Tôi có cảm nghĩ rằng mỗi chữ, mỗi câu tác giả viết có rất nhiều ý nghĩa khi xướng âm lên… Âm điệu câu văn như nhịp đập trái tim bẽn lẽn rụt rè của đứa con nhỏ theo mẹ đến trường lớp lần đầu… “Hàng năm cứ vào cuối thu… Tôi quên sao được buổi sớm mai hôm ấy. Những kỉ niệm của buổi tựu trường lần đầu… Một mùi hương lạ xông lên trong lớp… ”

Truyện ngắn có những phát hiện rất tinh tế và tài hoa khiến người đọc như hiện ra trước mắt mình một cái “tôi” thuở ấy…

Vâng! Nhân vật “tôi” thuở ấy có hình hài và tâm trạng rất giống tôi sau này khi lần đầu tiên nắm tay mẹ bước vào sân trường.

“Tôi” thuở ấy là tác giả, đã miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng: Tôi mặc bộ quần áo mới sang trọng và đúng đắn… Dọc đường đến trường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi, tôi ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau. Chỉ có hai quyển vở trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.

Trước sân trường đông đúc người đưa con đi học, vẻ mặt người nào cũng vui tươi và ăn mặc tươm tất.

Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè sẽ vắng lặng, tôi hơi lo sợ.

Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò mới như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép vào bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng. Có thể ví họ như lũ chim non sắp biết bay nhìn bầu trời cao rộng vừa thèm muốn vỗ cánh bay lên nhưng còn e sợ ngập ngừng…

Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp.

Chúng tôi lúng túng vụng về, toàn thân run lên, quả tim như ngừng đập… Trong lúc đó ông đốc gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba, rồi gọi tên từng người. Nghe gọi đến tên mình tôi giật mình lúng túng quên cả mẹ đứng đằng sau.

Với cặp mắt hiền từ và cảm động, ông đốc nói với chúng tôi mấy điều chúng tôi nghe rõ từng tiếng nhưng không ai trả lời mà chỉ có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.

Khi ông đốc nói: “Thôi các em đứng dậy sắp hàng để vào lớp”, tự nhiên tôi cảm thấy như có bàn tay ở phía sau đẩy tôi tới trước.

Mấy cậu bắt đầu khóc, tôi cũng quay lưng dúi đầu vào lòng mẹ khóc theo. Ông đốc an ủi chúng tôi đừng khóc vì đến trưa sẽ lại về nhà và ngày mai lại được nghỉ cả ngày.

Sau đó, mười tám người chúng tôi xếp hàng dưới hiên lần lượt đi vào lớp năm.

Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, có bắt đầu có sự cảm mến và quyến luyến các vật và bạn bè xung quanh.

Tác giả kết luận bằng cách miêu tả một hình ảnh rất đẹp:

“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”

Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc của mình “tức là cái tôi trữ tình” rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. Đó là cái ngày không ai quên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm suốt cuộc đời.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
31 tháng 3 2017 lúc 4:14

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…

- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:

   + ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá trị của tình yêu thương…

   + trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.

   + Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 12 2019 lúc 11:28

Bài ca dao nói tới tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê:

- Không gian: “ngõ sau” là nơi vắng vẻ, heo hút gợi lên hoàn cảnh cô đơn của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng phong kiến.

- Thời gian: “chiều chiều” sự lặp lại thời gian chiều. Trong ca dao chiều là khoảng thời gian gợi sự u buồn, hoang vắng.

+ Chiều cũng là thời điểm trở về, đoàn tụ nên người con gái lấy chồng vẫn bơ vơ nơi đất khách

- Tâm trạng: đau đớn nhiều bề- ruột đau chín chiều

Sự đau đớn, nỗi đau được diễn đạt từ cái cụ thể để diễn đạt cái không cụ thể: nỗi nhớ nhà, thương cha mẹ, cảm cảnh thân phận…

→ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
LL
14 tháng 12 2021 lúc 10:33

BẠN tham khảo

 

    Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm đặc sắc thể hiện tình yêu của người nông dân đối với quê hương, đất nước mình trong kháng chiến chống Pháp một cách cảm động. Làm nên thành công của tác phẩm không thể không nhắc đến nghệ thuật miêu ,tả tâm lí nhân vật.củạ nhà văn. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng Dầu của mình theo giặc được thể hiện một cách sinh động đã thể hiện điều đó.

              “Làng” ra đời năm 1948. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân. Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, có lẽ phần vì tuổi cao, phần vì chân ông vẫn bị thương “đi tập tễnh” nên ông được vận động tản cư kháng chiến cùng gia đình. Nhưng trong thâm tầm, ông rất muốn ở lại làng để cùng anh em chiến đấu. Và chính ở nơi tản cư, ông đã bộc lộ sâu sắc tình yêu cái làng của mình.

   Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Ngày ngày, ông sang nhà hàng xóm chơi hoặc đi nghe tin, đi nói chuyện,… Đến đâu ông cũng khoe về cái làng của mình. Trước Cách mạng tháng Tầm, ông khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông: “Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.”. Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là “cụ tôi” một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, “người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa”, vì ông nhận thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù của cả làng: “Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy”. Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe “ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối”, rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,… Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không, chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tán cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, “ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm”, ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, , nhớ những ngày làm việc cùng với anh em: “Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[…l Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.”. Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây. 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
30 tháng 8 2023 lúc 11:07

Tham khảo:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người. Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Bình luận (0)