Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
ND
4 tháng 8 2023 lúc 22:50

Bác Hồ - một tấm gương sáng
- Ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm đủ thứ việc và công việc đầu tiên là phụ bếp trên tàu Pháp, Bác đã trải nhiều năm làm việc nặng nhọc, tích luý kinh nghiệm và tìm tòi cơ hội phát triển bản thân.
- Em đã học được tính kiên trì, gan dạ, của Bác.

Bình luận (0)
XN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TA
28 tháng 11 2018 lúc 15:06

Hôm đi Thái Lan, ở sân bay mẹ thấy cái ba lô Burberry rất đẹp, hợp với con, mẹ nói con mua đi, mẹ tặng. Con xem giá rồi nói: "Nó hơn 50 triệu con không mua đâu mẹ ơi, để tiền làm chuyện khác, con chưa cần xài hàng hiệu". Mẹ vui vì thấy con biết tiết kiệm chi tiêu, biết giá trị bản thân con không phải được đánh giá qua chiếc túi hay manh áo tấm quần.

Tỷ phú Warren Buffett nói: "Đừng mua chiếc túi trị giá 300$ mà không có gì trong đó cả. Mua một chiếc túi trị giá 10$ thôi và bên trong có 290$. Đừng để mình phá sản vì cố làm ra vẻ giàu có" .

Mẹ nghĩ con biết điều đó. Mẹ thấy nhiều cô gái trẻ bây giờ tiêu tiền nhiều hơn số mình kiếm được, mua cái túi đắt tiền để chứng tỏ bản thân nhưng trong chiếc túi đó đựng những tờ giấy lộn chứ không phải những tờ tiền. Nhiều cô nhắm mắt nhận những món quà giá trị, áo quần hay trang sức để khoác lên người tự hào với chúng bạn rằng mình sành điệu mà không biết món quà nào cũng có cái giá của nó. Đã có lúc mẹ cũng từng se sua khi mua những chiếc túi, chiếc vali hàng hiệu đắt đỏ để thấy mình không thua kém người khác, nhưng rồi mẹ nhận ra điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Chiếc túi hay bộ đồ hàng hiệu không nói lên giá trị con người, mẹ cũng không thể bắt chước người này người kia dùng hiệu này hiệu nọ để thấy sang, thấy chảnh. Mẹ không quen. Mẹ bây giờ mua đồ khi thấy thích và thấy tiện dụng, có thể quảy giỏ đệm, mang guốc mộc nhưng vẫn tự tin sải bước vì mẹ biết cái chất của mẹ như thế và mẹ biết trong giỏ đệm có gì. Tỉ như cho mẹ mặc đồ Chanel mang giày cao gót chắc sẽ luống cuống, gượng gạo lắm".

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
TA
26 tháng 12 2019 lúc 4:06

Nguyễn Phương Anh

- Sinh năm 1996 tại Hà Nội

- Phương Anh mắc bệnh xương thủy tinh từ nhỏ.

- Chị được nhiều người biết đến khi cô tham gia và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam vào năm 2012.

- Thường xuyên xuất hiện trong các chương trình, sự kiện dành cho cộng đồng người khuyết tật.

- Chị hiện đang làm phát thanh viên, cộng tác viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam

- Năm 2013, chị đã được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) chọn làm một trong những gương mặt tiêu biểu cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới và thực hiện một Video clip quảng bá về chị.

2/ Võ Thị Ngọc Nữ

- Sinh năm 1988.

- Khi chị mới 3 tuổi, ba đã mất trong 1 vụ tai nạn.

- Thuê trọ trên đường ông ích khiêm tp đà nẵng

- T8/2015, khi mới 26 tuổi, chị phát hiện mình bị ung thư máu.

- Trong thời gian chị đang điều trị bệnh, UBND tp ĐN ký quyết định cấp cho 2 mẹ con chị 1 phòng ở chung cư Vũng Thùng, Quân Sơn Trà.

- Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh “nhà giàu“ này, ngày 19/9/2015, Nữ đã ra đi.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
TA
17 tháng 9 2018 lúc 6:25

a) Không tán thành.

Thời giờ không mất tiền mua, ai cũng có nhưng để trôi qua lãng phí sẽ không lấy lại được.

b) Không tán thành.

Việc học suốt ngày không tốt cho sức khỏe và trí não. Chúng ta phải sử dụng thời giờ hợp lí để nghỉ ngơi đan xen việc học.

c) Phân vân

Nếu hiệu suất công việc đạt mức ổn định không bị ảnh hưởng thì làm nhiều việc cùng một lúc là chấp nhận được. Còn nếu ảnh hưởng đến hiệu suất thì không tốt.

d) Tán thành.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
HA
20 tháng 2 2018 lúc 11:58

Một đất nước chỉ có thể phát triển ổn định và hòa bình khi mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Tấm gương về tu dưỡng đạo đức, tuân theo nếp sống văn minh của Bác Hồ khiến em vô cùng cảm phục và càng thêm kính yêu Người.

Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn “Những mẩu chuyện đạo đức của Bác Hồ” khiến em nhớ mãi về Bác. Hàng ngày, Bac luôn căn dặn những chú cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, Bác và các chú có đến thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa đến chùa, các vị sư liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi thức như mọi người đến lễ chùa.

Trên đường về nhà, chiếc xe vừa đi đến một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và các phương tiện giao thông. Chiếc xe trở bác và các chú cảnh vệ dừng lại. Các chú lo lắng, nếu mọi người trông thấy Bác thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người bàn bạc và định cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”

Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất ân hận và xúc động trước tinh thần gương mẫu của Bác. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Bình luận (1)
TA
Xem chi tiết
HA
17 tháng 12 2016 lúc 22:11
Câu chuyện khi Người ở Pác pó


Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.

Chúc bạn học tốtokTrương Thị Nguyên An

Bình luận (1)
H24
9 tháng 9 2018 lúc 17:25

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 9 2017 lúc 10:15

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
LB
12 tháng 9 2017 lúc 19:32

Trong xã hội ngày nay, sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện không chỉ về chất lượng cuộc sống vật chất mà nâng cao cả về đời sống tinh thần. Mỗi người trong xã hội đều có cơm no, áo mặc được cắp sách đến trường. Nhưng đó chỉ là số đông, vẫn còn đâu đó quanh đây rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh mà khi không quan tâm, để ý thì ta không hề hay biết. Trong lớp của em cũng có một bạn có hoàn cảnh khó khăn như vậy, đó là bạn Nam, tuy có một gia cảnh nghèo khó hơn những bạn khác trong lớp nhưng Nam lại là một tấm gương nghèo vượt khó, là một trong những người có lực học xuất sắc nhất lớp của em.

Lớp của em có hai mươi tám thành viên, chúng em đến từ nhiều nơi, nhiều địa phương khác nhau nên chúng em không thể hiểu hết về hoàn cảnh cụ thể cũng như cuộc sống của từng bạn. Tuy không hiểu hết về nhau nhưng lớp chúng em vô cùng đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Vì vậy mà khi biết nhà bạn Nam có hoàn cảnh khó khăn thì chúng em đều chung tay giúp đỡ cho cuộc sống của bạn. Ban đầu, lớp chúng em không hề hay biết nhà Nam nghèo, bởi bạn sống rất chân thành, nhiệt tình nhưng không bao giờ kể nể chuyện của gia đình mình.

Bình luận (2)
QH
28 tháng 9 2017 lúc 18:30

Tấm gương ở xung quanh mk rất hiếm có. Nhưng có một bạn nhà ko khá giả nhưng học rất giỏi nên vẫn phấn đấu học nhưng ko có tiền và ba mẹ mất sớm, phải ở chung với họ hàng thân thiết. Đó là Chung, người bạn thân học cùng lớp 7B mk nhưng đã nghỉ từ HK 1

Bình luận (2)