Hãy xác định trên hình 9.2 (SGK trang 35) các tỉnh trọng điểm nghề cá.
Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá
Các tỉnh trọng điểm nghề cá :
- Tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận là các tỉnh trọng điểm nghề cá.
- Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Cà Mau, Bến Tre và An Giang.
Hãy xác định trên hình 9.2 (SGK trang 35) các vùng phân bố rừng chủ yếu.
- Các vùng phân bố rừng chủ yếu:
- Tây Nguyên.
- Bắc Trung Bộ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đông Nam Bộ
Hãy xác định trên bản đồ 9.2(SGK trang 35), những ngư trường nào
Dựa vào các bãi tôm, bãi cá trên lược đồ để xác định bốn ngư trường trọng điểm:
Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Quan sát hình 26.1 (SGK trang 96), hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối , đánh bắt và nuôi trồng hải sản?
- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận.
- Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.
+ Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm , bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Dựa vào hình 6.2 (SGK trang 21). Hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.
Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta :
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Trình bày và giải thích sự phân bố nghành thủy sản nước ta? Xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá? Vì sao phải bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản?
Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :
- Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở tất cả các tỉnh giáp biển nhưng tập trung nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ .
- Ngành thuỷ sản thu hút khoảng 3.1% lao động cả nước ( khoảng 1.1 triệu người năm 1999 ) .
- Sản lượng cả khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh chủ yếu là do đầu tư tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang , Cà Mau , Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận .
+ Nuôi trồng thuỷ sản gần đây phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc.
- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,….
Dựa vào hình 6.2 (SGK trang 21), hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kỉnh tế giáp biển, vùng kỉnh tế không giáp biển.
Dựa vào kí hiệu trên hình 6.2 để xác định:
- 7 vùng kinh tế nước ta: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Các vùng kinh tế giáp biển: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- 1 vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.
Hãy xác định trên hình 12.2 (SGK trang 43) các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:
- Các Mỏ than đang được khai thác: Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai.
- Các Mỏ dầu đang được khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.
- Mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây.
Bài 1: Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 87) và hình 26.1 (SGK trang 96) hoặc Atlat địa lí Việt Nam , hãy xác định:
- Các cảng biển
- Các bãi cá, bãi tôm
- Các cơ sở sản xuất mới
- Những bãi biển có giá trị nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
- Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ