Quan sát hảng 21(SGK), rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta
Đọc hình 21 (SGK) dế nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn.
Lược đồ 21.1 cho thấy:
- Ở các tình thuần nông, tỉ lệ của nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông thôn là cao, thậm chí trên 90% (hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên).
- Nguợc lại, ở các tỉnh mà cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo huớng đa dạng hoá, phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp thì tỉ lệ này giảm nhiều, ở nhiều tỉnh chỉ còn dưới 70% như các vùng ven các thành phố lớn. (ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ...).
Từ bảng 17.4 (SGK), nhận xét sự thạy đổi cơ cấu lao động nông thôn và thành thị nước ta
- Từ 1996 - 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm, lao động thành thị tăng.
- Sự thay đổi này phù hợp với quá trình đô thị hoá ở nước ta.
Quan sát hình 4.2 (SGK trang 16), hãy nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động ờ nước ta.
- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).
- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)
Dựa vào hình 4.1 (SGK trang 15), hãy:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
- Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lương nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.
- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.
Từ bảng 17.2 (SGK), hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005.
- Từ 2000 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dụng tăng nhanh, dịch vụ tăng.
- Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Cho biểu đồ
Cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn ở nước ta giai đoạn 1998-2014
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn nước ta trong giai đoạn 1998-2014?
A. Tỷ trọng dân số thành thị tăng 10,0%
B. Tỷ trọng dân số thành thị còn thấp
C. Tỷ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng.
D. Cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn ở nước ta có sự chuyển dịch song còn chậm
Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét không đúng về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn nước ta trong giai đoạn 1998-2014 là “Tỷ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng” vì tỉ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm, từ 1998 đến 2014 tỉ trọng dân nông thôn giảm 10%
=> Chọn đáp án C
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005
(Đơn vị: %)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005).
- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn có sự thay đổi rõ rệt:
+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng).
* Giải thích
Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ ở các đô thị thu hút ngày càng nhiều lao động.
Cho biểu đồ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ
VÀ NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2005 - 2012
Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2005 - 2012?
1) Dân số nước ta vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
2) Tỉ trọng dân số thành thị tăng.
3) Tỉ trọng dân số nông thôn giảm.
4) Sự chuyển dịch cơ cấu dân số còn chậm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Dựa vào Atlat địa lý VN trang 15 hãy:
1) nhận xét cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1996-2007
2) nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
3) nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007