Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà vặt, nghiện ngập rượu chè; tệ nạn tảo hôn,...
1. Sưu tầm những bài ca dao có mô tuýt"Thân em..", những bài ca dao yêu thương tình nghĩa, những bài ca dao hài hước phê phán thói quen lười nhác, tệ nạn trong XH, phê phán các loại thây trong xã hội.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu.
Trong những dòng dưới đây, dòng nào kể đủ đặc điểm của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm: "Cái cò lặn lội bờ ao.../Đêm thì ước những đêm thừa trống canh"? *
A. Hay rượu, hay chè, hay ngủ trưa, lười lao động.
B. Hay rượu, hay chè, hay hát, hay làm dáng.
C. Hay rượu, hay ngủ trưa, hay giàu mơ ước.
D. Hay rượu, hay chè, hay ngủ muộn.
Liệt kê 3 câu ca dao / tục ngữ / thành ngữ có chủ đề: Phê phán sự lười biếng
1. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
2. Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho
3. Nói chín thì phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Ăn không ngồi rồi
Há miệng chờ sung
Nói thì có, mó thì không
Ý nào không chính xác khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước?
A. Sự thông minh, dí dỏm.
B. Tinh thần đấu tranh.
C. Những tâm tư thầm kín.
D. Tinh thần lạc quan.
hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ của các bạn với bạn bè(ko chép mạng,yêu cầu chi tiết có thật,đây là bài sưu tầm nên mk cần trên 2 bài,hài hước hoặc các tình huống dở khóc dở cười càng tốt)
đây là một kỷ niệm của mk:
năm trước,cả lớp mk đi ăn cuố năm,vì vô cái quán kiểu quán nướng í.lúc đầu cả lũ vẫn ngượng ngùng ko dám ho he gì vì trong quán toàn dân"dô dô,hự hự"thôi.nhưng trong lũ có một đứa bạo nhất vẫn hò hét(chắc vì nó quen rồi)cầm đĩa dzú dê 'nướng' :ăn đi,ăn đi,no say đi các bạn.ko đợi ai hưởng ứng,nó lấy dĩa cắm vô rồi cắn phập 1 phát,sau đó thấy mặt nó tái mét.đúng lúc đó anh bồi bàn vội vàng chạy lại,lí nhí:em ơi,dzú dê đó chưa có nướng.....chết thằng bé,hihi
Tôi đã từng có rất nhiều bạn bè trong cuộc đời của mình, và tôi cũng đã từng có rất nhiều kỉ niệm đẹp với họ. Tôi còn nhớ mãi hồi năm lớp 5, tôi rủ đám bạn thân gần nhà ra ngoài bờ sông chơi. Đó là 1 buổi chiều mùa hè oi ả, chúng tôi nhảy ùm xuống sông tắm. Hôm ấy có cả nam, cả nữ, bọn tôi nghịch nước, quậy tung nóc nhà lên luôn. Nhung rồi 1 điều ko may xảy ra, có 1 đứa bạn của tôi bị chuột rút khi đang boi, và thế là cả đám nó loạn hết lên, không biết làm gì cả ( bây giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mk ngu thật đấy), may mà có cái anh lớn hơn ở gần đấy giúp, không là toi cả đám. Bây giờ đã 2 năm trôi qua từ đó, nghĩ lại thấy 1 thời tuổi thơ tươi đẹp ùa về. Tôi sẽ nhớ mãi kỉ niệm này.
năm ấy nhà trường mk tổ chức đi du lịch.Cô giáo dặn bọn mk dậy thật sớm để 4 giờ tập chung ở trường.Khi lên xe bọn mk phải dậy sớm lại còn bị say xe cứ thế tầm 30 p đã có đứa nôn ọe.Thấy vậy mấy cô giáo bảo chúng mk chơi chuyền bbootj .Trò chơi diễn ra rất sôi động.Đến chúng mk chơi,có đứa đang đổ ngon bỗng ''thụp '' một cái,cái đĩa đầy bột trên tay nó bị úp ngược,đưa nào đứa ấy đầu đầy bột.Vậy là các cô phải thức đêm dể dọn xe .hic hic
Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao: *
A. Tham lam và ích kỉ
B. Độc ác và tàn nhẫn
C. Dốt nát và háo danh
D. Nghiện ngập và lười biếng
Bài ca dao số 2 “Những câu hát châm biếm” nhại lại lời của ai nói với ai? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
- Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.
- Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước.
Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:
+ Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
+ Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao
+ Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm
+ Tạo nhiều liên tưởng độc đáo
Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” trong bài ca dao số 3 “Những câu hát châm biếm” lí thú ở điểm nào? Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?
Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:
- Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
- Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.
- Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.
Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.