Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
PA
18 tháng 8 2021 lúc 18:07

Yêu thương tình nghĩa là một trong những chủ đề chính của ca dao Việt Nam. Nội dung chủ yếu của các bài ca dao này phản ánh đời sống tình cảm, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa, tình bạn, láng giềng... góp phần tích cực vào việc thể hiện nội dung ấy là một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh ví von, nhân hóa, ẩn dụ và các mô thức ngôn ngữ...

      Biện pháp nghệ thuật mà ca dao yêu thương tình nghĩa thường xuyên sử dụng là so sánh (còn gọi là tỉ dụ). So sánh là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nhau nào đó giữa hai sự vật nhằm tạo nên những hình ảnh nghệ thuật mới mẻ tạo những cảm xúc thẩm mĩ cho người nghe, người đọc. Ca dao yêu thương tình nghĩa sử dụng biện pháp so sánh để bóc lột những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình:

“Tình anh như nước dâng cao

 Tình em như dải lụa đào tẩm hương”.

     Biện pháp so sánh trong ca dao yêu thương tình nghĩa là cách so sánh trực tiếp. Các từ so sánh thường gặp là; “như’, “như thế'’. Nhờ có so sánh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ cụ thể hơn, dễ hiểu hơn:

“Đôi ta như thể con ong

Con quấn con quýt con trong con ngoài".

    Bên cạnh so sánh, nhân hóa cũng là một biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương tình nghĩa.

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai”.

     Nhờ biện pháp nhân hóa, những sự vật vô tri vô giác trở nên có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy cũng chính là tình nghĩa của con người được giãi bày, bộc lộ trong ca dao.

     Cùng với so sánh nhân hóa, ẩn dụ cũng được sử dụng thường xuyên. Ẩn dụ là phép so sánh ngầm, so sánh gián tiếp. Biện pháp này làm cho bài ca dao được rút ngắn và do đó trở nên hàm súc, cô đọng hơn.

“Cô kia đứng ở bên sông

 Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.

      Nhiều hình ảnh ẩn dụ được dùng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dẩn trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như thuyền - bến, cây đa - bến nước, mận - đào, trúc - mai...

       Ngoài những biện pháp tu từ trên, ca dao yêu thương tình nghĩa còn sử dụng biện pháp lặp, lặp từ ngữ và lặp câu trúc. Việc lặp lại một số từ ngữ hay cấu trúc nào đó trong nhiều bài ca dao đã tô đậm thêm chủ đề và làm tăng thêm sức biểu hiện. Chẳng hạn, trong bài ca dao sau đây, cấu trúc và các từ ngữ ‘Ước gì... để” được lặp lại nhiều lần:

   "Ước gì anh hóa ra gương

    Để cho em cứ ngày thường em soi

     Ước gì anh hóa ra coi

        Để cho em đựng cau tươi trầu vàng”

      Việc lặp lại như vậy đã đem lại giá trị biểu hiện đáng kể. Nó đã thể hiện được khát vọng cháy bỏng của chàng trai luôn muốn được gần gũi bên cạnh người yêu, thỏa nỗi nhớ niềm thương mà chàng dành cho người yêu.

     Trên đây chính là những biện pháp nghệ thuật truyền thống quen thuộc trong ca dao yêu thương, tình nghĩa nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-mot-so-bien-phap-nghe-thuat-thuong-gap-trong-ca-dao-yeu-thuong-tinh-nghia-c37a925.html#ixzz73tFWSXdn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GH
18 tháng 8 2021 lúc 18:09

Trả lời

 Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:

Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao. Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh để làm nổi bật được tình cảm yêu thương gia đình, so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…).Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc. 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TD
Xem chi tiết
H24
30 tháng 8 2021 lúc 21:33

- Thể thơ: Lục bát

- Mô típ: Thân em,...

- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, Hoán dụ, nhân hóa

- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu lắng, thấm đẫm, hiện thực.

3. Ba bài ca dao :

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 3 2018 lúc 2:48

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:

   + Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá

- Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…

- Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 9 2017 lúc 10:56

a, Ca dao than thân là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ, thân phận của họ bị phụ thuộc, bị xem thường bởi những thế lực trong xã hội.

   + Họ bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc, những giá trị của họ không được biết đến.

   + Ca dao thường sử dụng: hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận, số kiếp

- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập tới tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ, ước mong gặp nhau của đôi lứa…

   + Biểu hiện qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: khăn tay, ngọn đèn, cây cầu, con thuyền, gừng cay- muối mặn…

Ca dao hài hước: tiếng cười tự trào, thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người dân lao động, hoặc là tiếng cười phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

b, Các biện pháp nghệ thuật phổ biến trong ca dao:

- Mô thức mở đầu được lặp lại: thân em, em như, cô kia, ước gì…

- Sử dụng nhiều mô tip biểu tượng: con thuyền- bến nước, gừng cay –muối mặn, ngọn đèn, cây cầu, tấm khăn…

- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản

- Sử dụng thể thơ lục bát

- Ngôn ngữ gần gũi, thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhưng mang hàm nghĩa sâu xa

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
16 tháng 3 2019 lúc 15:24

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:

+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu

+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng

+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ

+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 3 2019 lúc 14:25

Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:

●    Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao. Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh để làm nổi bật được tình cảm yêu thương gia đình, so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…).

●    Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.

●    Sử dụng thế thơ truyền thống của văn học dân tộc.

Bình luận (0)
SB
Xem chi tiết
LP
29 tháng 8 2019 lúc 21:49

ẩn dụ, hoán dụ so sánh, nhân hóa. bạn tìm xem là cái nào

Bình luận (0)
YH
29 tháng 8 2019 lúc 21:50

- So sánh

- Nhân hóa

- Ẩn dụ

- Hoán dụ

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
H24
16 tháng 4 2018 lúc 15:09

Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.

Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.

Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.

Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
HL
14 tháng 9 2016 lúc 20:26

Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

 Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật:  lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

Bình luận (0)
HL
14 tháng 9 2016 lúc 20:30

- Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

- Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

Bình luận (1)
TN
2 tháng 9 2016 lúc 8:07

(1): Các mối quan hệ trong cuộc sống

(2): Thể thơ lục bát

Bình luận (0)