Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
1 tháng 3 2019 lúc 9:29

a. Cuộc đời :

   + Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định

   + Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học

   + Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt

   + Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chứa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc

- Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm

b. Sự nghiệp thơ văn:

- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông:

   + Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫn tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người.

   + Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

   + Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn.

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân:

   + Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

   + Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

   + Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.

- Nghệ thuật của ông mang đậm dáu ấn của người dân Nam Bộ

   + Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

   + Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 10 2018 lúc 9:50

 

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định

+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học

+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt

+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc

b, Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 5 2018 lúc 3:59

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
23 tháng 11 2023 lúc 20:59

Bài viết mẫu

     Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi, tôi cảm thấy khâm phục, kính trọng ông, Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc. Tuy ông đã trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà vẫn còn mãi đến bây giờ.

     Nguyễn Trãi có tên hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Nhưng từ nhỏ ông đã chịu nhiều đau thương 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ. Sau khi quân Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất thủ, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh góp sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân Minh.

     Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Sau một thời gian làm quan, trước cảnh triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi, Nguyễn Trãi đã xin vua quay về ở ẩn. Về sau khi quay lại triều đình giúp vua Lê Thái Tông, ông và gia đình bị dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị tru di tam tộc, trở thành vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà.

     Cuộc đời của ông là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có và cũng là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều cho nước nhà, đặc biệt ông đã để lại nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình kiệt xuất và được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

      Các tác phẩm xuất sắc như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc âm thi tập (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị. Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Khi đọc các sáng tác của ông ta có thể thấy nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta thấy được những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

     Không chỉ thơ mà các tác phẩm chính luận cũng có tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận của ông đều có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt khiến người đọc phải cảm thán về tính thuyết phục của nó.

      Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu, biểu, lục, ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Không thể phủ định được Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến, là một nhân vật không ai không thán phục và kính ngưỡng. Nguyễn Trãi không chỉ góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn có công xây đắp nền móng vững chãi cho nền văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
17 tháng 5 2018 lúc 8:05

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điều ấy gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa

+ Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa là nền tảng, vì quyền lợi của nhân dân

+ Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân, đó là bước tiến dài của tư tưởng

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 9 2018 lúc 2:59

- Những điều ông Quán ghét (10 câu):

+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…

+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi

+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ

- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):

+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…

+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời

+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 4 2019 lúc 11:28

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: người vĩ đại với những tư tưởng lớn lao phi thường mà Nguyễn Trãi còn mang tâm hồn nghệ sĩ rất đỗi lãng mạn, đa tình

Tình như một bức phong còn kín

Gió nơi đầy gượng mở xem

Hai câu thơ cuối “Cảnh ngày hè”

- Tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung, nhàn rỗi nhưng thực chất lòng đau đáu lo lắng cho nhân dân, đất nước

- Ông là người lo cho dân cho nước, lo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
9 tháng 3 2023 lúc 8:48

DÀN BÀI ĐỀ 1:

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.

2. Thân bài

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …

3. Kết bài

     Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.

Bình luận (0)
TA
9 tháng 3 2023 lúc 8:48

đề 2:

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

Bình luận (0)
TA
9 tháng 3 2023 lúc 8:49

Dàn ý ĐỀ 3:

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về tác phẩm Dưới bóng hoàng lan và cảm nhận của bản thân về tác phẩm.

2. Thân bài

- Nội dung truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan:

+ Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

+ Người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng qua vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm ta có thể cảm nhận trọn vẹn được tình cảm bao la của người ba dành cho người cháu yêu thương của mình.

+ Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể thứ ba, …

3. Kết bài

     Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
NT
3 tháng 6 2017 lúc 7:54

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)