Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
13 tháng 8 2017 lúc 12:18

- Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. (0,5 điểm)

- Ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu). (0,25 điểm)

- Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
PL
2 tháng 4 2017 lúc 16:46

- Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây.
- ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu).
- Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 309c.

Bình luận (0)
TD
2 tháng 4 2017 lúc 17:21

- Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây.
- ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu).
- Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 309c.

Bình luận (0)
PT
4 tháng 4 2017 lúc 12:29

- Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây.
- ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu).
- Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 309c.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
28 tháng 7 2023 lúc 18:47

Tham khảo

♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động (năm 2020).

♦ Các ngành dịch vụ chính ở Nhật Bản là: thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính - ngân hàng.

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Nhật Bản có thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn.

+ Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng.

- Ngoại thương:

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,... Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

b) Giao thông vận tải: Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

- Đường sắt là phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản.

- Giao thông vận tải đường bộ và đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

+ Nhật Bản có hơn 1,2 triệu km đường bộ, chiếm hơn 90% khối lượng vận tải hàng hóa trong nước (năm 2020).

+ Trong khi đó, đường biển có ý nghĩa quan trọng trong vận tải quốc tế.

- Đường hàng không của Nhật Bản rất phát triển không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu trong thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

c) Du lịch

- Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo, với lịch sử, văn hóa có từ lâu đời,... tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển ngành du lịch.

- Du lịch trong nước của Nhật Bản rất phát triển, thu hút phần lớn lượng khách cũng như doanh thu cho ngành du lịch.

- Trong những năm gần đây, du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Ngoài ra, ngành tài chính - ngân hàng cũng rất phát triển. Nhật Bản là quốc gia có quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài lớn, đồng thời cũng là một trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:52

Tham khảo!

- Thương mại

Nội thương phát triển: hàng hóa trên thị trường phong phú, chất lượng sản phẩm tăng; giá trị buôn bán, trao đổi ngày càng lớn; hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp với nhiều hình thức...

Ngoại thương: là một trong những nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn trên thế giới và luôn xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: dầu mỏ, khi tự nhiên, kim loại, hóa chất, thực phẩm và gỗ…. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: máy móc và thiết bị, ô tô, rau quả, hàng dệt may... Các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, một số nước Đông Nam Á,...

- Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông phát triển, với đầy đủ các loại hình giao thông. Mát-xcơ-va là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước.

+ Mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới với hơn 87000 km.

+ Đường bộ có tổng chiều dài trên 1 triệu km, với nhiều hệ thống đường cao tốc liên bang, phát triển ở khu vực phía tây.

+ Đường sông có tổng chiều dài trên 100 nghìn km với mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn.

+ Vận tải đường biển khá phát triển, các cảng lớn và quan trọng gồm: Xanh Pê-téc-bua, Vla-đi vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Đường ống được phát triển rất mạnh. Tổng chiều dài đường ống lớn thứ hai thế giới.

+ Đường hàng không cũng phát triển. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1200 sân bay, nhiều sân bay lớn như: She-re-met-ye-vô, Pun-cô-vô, Khơ-ra-brô-vô,...

- Du lịch:

+ Liên bang Nga là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Năm 2019, Liên bang Nga đón 24,6 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 11 tỉ USD.

+ Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các trung tâm du lịch lớn nhất của nước Nga.

+ Các địa điểm du lịch nổi tiếng như: hồ Bai-can, nhà thờ chính tòa Thánh Ba-sin, Cung điện Crem-lin,...

- Tài chính ngân hàng:

+ Tài chính ngân hàng của Liên bang Nga phát triển đa dạng với nhiều hoạt động như thị trường trái phiếu, chứng khoán, tín dụng... thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Các trung tâm tài chính quan trọng là: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,..

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
8 tháng 8 2023 lúc 21:35

Tham khảo

 Ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có cơ cấu đa dạng. Năm 2020, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 56,3 % GDP.

 

Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh, có đầy đủ các loại hình giao thông. Đầu mối giao thông lớn nhất là Mát-xcơ-va.

Đường ô tô: tổng chiều dài trên 933 nghìn km, nổi bật với hệ thống đường cao tốc liên bang.

Đường sắt: tổng chiều dài trên 85,5 nghìn km; tuyến đường sắt xuyên Xi-bia trải dài trên nhiều múi giờ.

Đường sông, hồ: dài trên 100 nghìn km, có mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn; hoạt động vận tải nhộn nhịp trên các hồ lớn như: Bai-can, Ca-xpi,...

+ Giao thông đường biển phát triển mạnh, các cảng biển lớn là: Xanh Pê-téc-bua, Ác-khang-hen, Vla-đi-vô-xtốc,...

+ Tổng chiều dài đường ống của Liên bang Nga đứng thứ hai thế giới.

Đường hàng không phát triển mạnh. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1 200 sân bay, nhiều sân bay hoạt động rất nhộn nhịp.

+ Tàu điện ngầm: tổng chiều dài của các tuyến là 465,4 km. Hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất của Liên bang Nga là Mát-xcơ-va Mê-trô và Xanh Pê-téc-bua Mê-trô.

- Bưu chính viễn thông:

+ Bưu chính đóng vai trò quan trọng, phát triển rộng khắp trên lãnh thổ rộng lớn. Trung tâm bưu chính quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.

 

+ Viễn thông phát triển mạnh, thứ ba thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020). Trung tâm viễn thông lớn là Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...

Du lịch phát triển mạnh, du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch.

- Thương mại:

+ Liên bang Nga là nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô và khí tự nhiên, kim loại quý, đá quý, gỗ, lúa mì,... Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: máy móc, dược phẩm, sản phẩm điện, chất dẻo,... Các đối tác thương mại chính là: Trung Quốc, Ấn Độ,...

+ Hoạt động nội thương phát triển mạnh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ,... phân bố rộng khắp; thương mại điện tử phát triển nhanh.

Tài chính: Thị trường tài chính lớn với nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trên thế giới. Trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MH
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Bình luận (0)
MH
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Bình luận (0)
MH
22 tháng 12 2021 lúc 5:23

Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á

 

- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

* Bưu chính

-  Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.

- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....

- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.

* Viễn thông

- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.

- Điện thoại:

+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.

+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.

- Internet:

+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.

+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.

+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...

+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
8 tháng 8 2023 lúc 17:20

Tham khảo:
- Tình hình phát triển của ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á:
Ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7%)
Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng
Hiện nay, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Các nước có ngành dịch vụ phát triển: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...
Các ngành dịch vụ chủ yếu: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng,...

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 13:29

Tham khảo!

- Ngành dịch vụ chiếm khoảng 56% trong GDP (năm 2020), là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế Liên bang Nga.

- Các nhóm ngành dịch vụ của Nga tập trung chủ yếu ở phía Tây, với các trung tâm dịch vụ lớn như: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...

- Một số ngành dịch vụ nổi bật là giao thông vận tải, ngoại thương, du lịch,...

* Thương mại:

- Ngành ngoại thương ở Liên bang Nga phát triển mạnh.

+ Năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt trên 330 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 230 tỉ USD.

+ Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu bao gồm dầu thô, sản phẩm của ngành hóa dầu, khí tự nhiên, vàng, than,... với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Bê-la-rút, Đức.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm xe hơi, linh kiện xe, thiết bị viễn thông, máy tính,... từ Trung Quốc, Đức, Bê-la-rút, Hàn Quốc, I-ta-li-a.

- Ngành nội thương ở Liên bang Nga cũng có sự phát triển mạnh mẽ:

+ Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp đất nước đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời phân phối hàng hóa kịp thời.

+ Thương mại điện tử ngày càng phổ biến.

+ Thị trường bán lẻ thực phẩm và hàng hóa có doanh thu hơn 250 tỉ USD (năm 2020).

* Ngành tài chính - ngân hàng

- Có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hoạt động sôi nổi, tác động đến sự phát triển kinh tế quốc gia.

- Năm 2020, Liên bang Nga thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 9,5 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài hơn 5,8 tỉ USD.

* Ngành giao thông vận tảitất cả các loại hình giao thông vận tải đều được chú trọng phát triển.

- Mạng lưới đường sắt phát triển với hơn 85 000 km đường sắt. Tuyến đường sắt xuyên Xi-bia là tuyến đường sắt dài nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế lãnh thổ phía đông.

- Mạng lưới đường ô tô với chiều dài hơn 940000 km, nhiều hệ thống đường cao tốc phát triển, chất lượng đường được nâng cấp, phân bố chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây.

- Đường hàng không được Liên bang Nga chú trọng phát triển để kết nối các vùng trong nước và các nước trên thế giới. Một số sân bay lớn như Sê-rê-mê-tê-vô, Đô-mô-đê-vô, Pun-cô-vô,...

- Giao thông vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong giao thương với các nước trên thế giới.

+ Liên bang Nga là quốc gia có đội tàu phá băng lớn, giúp cho việc khai thác tài nguyên vùng thềm lục địa ở Bắc Cực đạt hiệu quả cao.

+ Một số cảng biển lớn, như Xanh Pê-téc-bua, Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

- Tại các khu vực đô thị, Liên bang Nga chú trọng xây dựng hệ thống giao thông công cộng. Nhiều công nghệ hiện đại được đẩy mạnh áp dụng.

- Đối với các khu vực có khí hậu khắc nghiệt, tuyết bao phủ thường xuyên thì phổ biến là các loại xe trượt tuyết.

* Ngành du lịch

- Liên bang Nga là quốc gia tập trung nhiều di sản tự nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, vì vậy, ngành du lịch của quốc gia này phát triển, mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế.

- Năm 2020, Liên bang Nga đón khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế đạt gần 5 tỉ USD.

Bình luận (0)