Vẽ đường truyền của chùm tia sáng minh họa tính chất của tiêu điểm vật của thấu kính phân kì.
Một hệ bao gồm hai thấu kính (L1 )và (L2) đồng trục có tiêu điểm ảnh chính của (L1) trùng với tiểu điểm chính của (L2). Chiếu một chùm tia sáng song song tới (L1) theo bất kì.
Vẽ đường đi của chùm tia sáng ứng với các trườn hợp:
- (L1) và (L2) đều là thấu kính hội tụ.
- (L1) là thấu kính hội tụ; (L2) là thấu kính phân kì.
- (L1) là thấu kính phân kì; (L2) là thấu kính hội tụ.
Vẽ đường đi của chùm tia sáng ứng với các trường hợp:
+ (L1) và (L2) đều là thấu kính hội tụ:
+ L1 là thấu kính hội tụ; L2 là thấu kính phân kì:
+ L1 là thấu kính phân kì; L2 là thấu kính hội tụ:
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a) Thấu kính phân kì là thấu kính có
b) Chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho
c) Một vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho
d) Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn
1. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
2. Phần giữa mỏng hơn phần rìa
3. Nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
4. Chùm tia ló phân kì, nếu kéo dài các tia thì chúng đều đi qua tiêu điểm của thấu kính
Thấu kính phân kì tạo ảnh ảo bằng 1/2 vật thật và cách vật 10 cm. Vẽ đường đi của một chùm tia sáng minh hoạ sự tạo ảnh.
Đường truyền của chùm tia sáng
Xem Hình 29.4G
Một hệ thấu kính gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục có tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng với tiêu điểm vật chính của L2. Chiếu một chùm tia sáng song song với L1 theo phương bất kì.
a) Chứng minh chùm tia ló ra khỏi L2 cũng là chùm tia song song.
b) Vẽ đường đi của chùm tia sáng ứng với các trường hợp:
L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ.
L1 là thấu kính hội tụ; L2 là thấu kính phân kỳ.
L1 là thấu kính phân kỳ; L2 là thấu kính hội tụ.
a) Sơ đồ tạo ảnh : ABL1⟶A1B1L2⟶A2B2AB⟶L1A1B1⟶L2A2B2
Hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục có tiêu điểm ảnh chính của (L1) trùng với tiêu điểm vật chính của L2=>a=O1O2=f1+f2L2=>a=O1O2=f1+f2
Chùm tia sáng tới song song: =>d1=∞=>d′1=f1=>d2=a−d′1=f2=>d1=∞=>d1′=f1=>d2=a−d1′=f2
=>d′2=∞=>d2′=∞
=> chùm tia ló ra khỏi (L2) cũng là chùm tia song song.
b) Vẽ đường đi của chùm tia sáng ứng với các trường hợp:
(L1 ) và (L2 ) đều là thấu kính hội tụ: hình 30.1
L1 là thấu kính hội tụ; L2 là thấu kính phân kì: Hình 30.2
L1 là thấu kính phân kì; L2 là thấu kính hội tụ: Hình 30.3
Một vật sáng AB = 3 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, điểm B nằm trên trục chính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm.
a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính và nêu tính chất của ảnh thu được.
b. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu? Tính chiều cao ảnh
Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
Ảnh cách thấu kính một đoạn:
\(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}\Rightarrow\dfrac{1}{10}=\dfrac{1}{15}+\dfrac{1}{d'}\Rightarrow d'=30cm\)
Chiều cao ảnh:
\(\dfrac{h}{h'}=\dfrac{d}{d'}\Rightarrow\dfrac{3}{h'}=\dfrac{15}{30}\Rightarrow h'=6cm\)
Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền tia sáng cho mỗi trường hợp.
Tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật:
• Mọi tia sáng tới qua quang tâm O đều truyền thẳng qua thấu kính. Hình vẽ:
• Mọi tia sáng tới song song với trục chính là tia ló sẽ qua tiêu điểm ảnh F’ ( đối với thấu kính hội tụ) hay có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh F’ ( đối với thấu kính phân kì). Hình vẽ:
• Mọi tia sáng tới qua tiêu điểm vật F (đối với thấu kính hội tụ) hay có đường kéo dài qua tiêu điểm vật F (đối với thấu kính phân kì) thì tia ló sẽ song song với trục chính. Hình vẽ:
Nêu tính chất quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền của tia sáng cho mỗi trường hợp.
Cho AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB (như hình). Hãy xác định:
a) Tính chất ảnh, loại thấu kính?
b) Bằng phép vẽ đường đi tia sáng, xác định quang tâm và tiêu điểm chính của thấu kính?
a) Vì ảnh và vật có xu hướng cùng chiều nên ảnh là ảnh ảo. Ảnh ảo nhỏ hơn vật thật nên là thấu kính phân kì.
b) Vì tia tới dọc theo vật, tia ló dọc theo ảnh nên ta kẻ tia tới trùng với AB và tia ló trùng với A'B', cắt nhau tại I, I là một điểm trên thấu kính.
+ Nối A với A’ và A với B’ cắt nhau tại quang tâm O.
+ Qua O và I dựng thấu kính phân kì. Qua O dựng trục chính vuông góc với thấu kính.
+ Qua A kẻ tia tới song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài qua A’, đường kéo dài này cắt trục chính tại F’ là tiêu điểm chính. Lấy F đối xứng với F’ qua O.
Cho AB là vật sáng, A'B' là ảnh của AB (như hình). Hãy xác định
a) Tính chất ảnh, loại thấu kính
b) Bằng phép vẽ đường đi tia sáng, xác định quang tâm và tiêu điểm chính của thấu kính?