Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Giải thích nhan đề văn bản.
Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
d) Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, bài này có thể bổ sung những gì? Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối (tươi và khô), nõn chuối, bắp chuối,…
- Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, một trong những loài rau không thể thiếu dùng làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già làm thức ăn cho lợn, heo
- Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng gói đồ cho các bà đi chợ
- Bắp chuối có thể ăn sống, luộc lên làm nộm hoa chuối rất ngon
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa- pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu, hình ảnh, bảng biểu, ... ) Khái niệm “chi tiết” được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ. Có thể sơ đồ hóa các cấp độ như sau:
[Thông tin cơ bản⟹ Thông tin chi tiết bậc 1⟹ Thông tin chi tiết bậc 2⟹v. v. ]
a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn trên. Đây là các thuật ngữ của ngành khoa học nào?
b. Giải thích ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong đoạn văn trên. Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”
a. Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa.
=> Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.
b. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là:
- Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,...
- Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, ....
Hãy làm việc cùng với các bạn để thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tạo một bài trình chiếu về chủ đề mà nhóm yêu thích (ví dụ đội bóng, ban nhạc, môn thể thao yêu thích, ...).
b) Thực hiện tạo liên kết đối tượng trên trang chiếu đến tài liệu minh hoạ (video những bàn thắng đẹp nhất, clip bài hát thành công nhất, trang web giới thiệu về môn thể thao, ...); đánh số trang, thêm nội dung chân trang.
c) Trình bày, lấy ý kiến của các nhóm khác để hoàn thiện bài trình chiếu.
Tạo bài trình chiếu theo nhóm về chủ đề yêu thích. Ví dụ ban nhạc yêu thích, sau đó làm theo hướng dẫn:
Thực hiện tạo liên kết: Tạo liên kết văn bản này với video minh hoạ (giáo viên cung cấp hoặc em có thể tìm kiếm trên Internet) bằng cách kích chuột phải vào nội dung cần liên kết, chọn Hyper link/chọn video minh họa.
Đánh số trang: ) Thực hiện đánh số trang: Truy cập thẻ Insert và bấm nút Slide Number, thêm thông tin về thời gian.
Thêm nội dung chân trang: nội dung chân trang (ví dụ họ và tên tác giả của bài trình chiếu): chọn trang chiếu, chọn thẻ insert, chọn nút lệnh cửa sổ Header and Footer mở ra thêm thông tin về thời gian, nội dung chân trang .
Thực hành soạn thảo văn bản theo các yêu cầu sau:
a) Kích hoạt phần mềm Word
b) Soạn thảo văn bản có nội dung như ở Hình 9
c) Thực hiện sao chép, gõ thêm để có văn bản như Hình 10, di chuyển phần văn bản để có được văn bản như ở Hình 11
d) Thực hiện thao tác xóa phần văn bản hai dòng cuối của bài ca dao
e) Lưu văn bản vào cùng thư mục chưa tệp 5 điều Bác Hồ dạy và thoát khỏi phần mềm Word.
B1. Kích hoạt phần mền Word
B2. Soạn thảo văn bản có nội dung như ở Hình 9
B3. Thực hành sao chép, gõ thêm để có văn bản như Hình 10, di chuyển phần văn bản để có được văn bản như ở Hình 11
B4. Thực hiện thao tác xóa phần văn bản hai dòng cuối của bài ca dao
B5. Lưu văn bản vào cùng thư mục chưa tệp 5 điều Bác Hồ dạy và thoát khỏi phần mền Word.
Đọc đoạn văn (mục 1, SGK trang 37) và thực hiện các yêu cầu:
a. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn.
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn
c. Đặt nhan đề cho đoạn văn
a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:
+ Toàn bộ đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.
+ Các câu văn còn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.
b) Đoạn văn được phát triển chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể:
+ Câu 1 nêu nội dung khái quát của toàn bộ đoạn văn
+ Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng cụ thể ở phía sau.
+ Câu 4, 5: Chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.
c) Có thể đặt các nhan đề khác cho văn bản như: Cơ thể và môi trường; Cơ thể với môi trường Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống; Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.
Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).
- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.
- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.
| Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây | Gặp Ka-ríp và Xi-la
| Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê |
Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược | - Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược. - Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].
| - Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
| Không có phần bị tỉnh lược |
Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu: | - Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ. - Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
| - Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau. - Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
| |
Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản | - Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một). - Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một). - Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
| - Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một). |
Trong các đề bài sau, đề nào yêu cầu kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, đề nào yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?
1) Suy nghĩ về ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
2)Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của giới trẻ ngày nay.
3) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng khiêm tốn.
4) Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nhức nhối đối với nền giáo dục. Em hãy bày tỏ ý kiến của bản thân với vấn nạn này bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ
5) Bệnh thành tích là một trong những căn bệnh đang hoành hành trong tư tưởng của nhiều người . Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về căn bệnh này.
6) Giáo sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ “ Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Bằng hiểu biết của mình hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về lời chia sẻ trên.
7) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để sống hạnh phúc.
8) Trong những đợt bùng phát của đại dịch covid 19 hiện nay, trên khắp đất nước ta đã có rất nhiều những hành động, những nghĩa cử cao đẹp, thấm thía tình cảm nhân văn: những bác sĩ, y tá sẵn sàng viết đơn xin được tình nguyện vào tâm dịch cứu giúp đồng bào, những tình nguyện viên không quản ngại khó khăn nguy hiểm hỗ trợ phục vụ những khu cách ly , những chuyến xe tình nguyện giúp người nông dân giải cứ nông sản… Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về những việc làm này.
9) Suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ
10) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về giá trị của nghị lực sống.
Tham khảo nha bạn !
Nghị luận về tư tưởng đạo lí : 1, 3, 6, 9,10.
Nghị luận về hiện tượng đ/s : 2, 4, 5, 7, 8 .
Em hãy thực hành tạo trang văn bản như ở Hình 11 với yêu cầu sau:
a) Thực hiện sao chép để tạo các hình vẽ giống nhau;
b) Thực hiện sao chép, lật để tạo các hình vẽ đối xứng;
c) Thực hiện xoay, lật để thay đổi hướng của văn bản trong hình vẽ;
d) Tìm kiếm trên Internet các hình ảnh bàn phím, máy quét, máy in, màn hình để sử dụng trong bài thực hành.
HS tự tiến hành theo yêu cầu trên.
Tìm đọc thêm một truyện lịch sử và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định bối cảnh xảy ra các sự kiện được tái hiện trong tác phẩm.
b. Nêu chủ đề của truyện.
c. Chọn một nhân vật em yêu thích và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ,....)
Đọc truyện: An Tư – Nguyễn Huy Tưởng
a. Bối cảnh: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
b. Chủ đề: Nói về những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, tiêu biểu là nàng công chúa An Tư bị lãng quên, có số phận bất hạnh xót xa.
c. Nhân vật: An Tư
An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh...