Những câu hỏi liên quan
TN
Xem chi tiết
LM
24 tháng 12 2021 lúc 13:27

1, Tình hình kinh tế Mĩ :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong thập niên 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thàng trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới và ngành công nghiệp như xe hòi, dầu mỏ, thép,... nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

2, Phong trào đấu trah ở Châu Á bùng nổ vì :

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra, làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa.
- Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ

- Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này.

Một số phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á tiêu biểu (1919-1939) là :

+) Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc

+) Cộng hòa nhân dân Mông Cổ

+) khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam

+) Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam

3. 

* Kết quả:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

*) Nhận xét:

-Chiến tranh thế giới thứ hai có quy mô rất lớn ở cả ba lục địa:Á,Âu,Phi

-Gây ra nhiều hoang tàn đổ nát,và nạn đói khủng khiếp

=>Các nước nên đoàn kết cùng nhau bảo vệ hòa bình của cả nhân loại

4, 

*Ý nghĩa:

-Đối với nước Nga:

+Làm thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận hàng triệu con người Nga

+Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền.

+Thiết lập Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa đầu tiên trên thế giới

-Đới với thế giới:

+Có những thay đổi lớn lao.

+Để lại nhiều bài học quý giá cho giai cấp vô sản.

+Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở nhiều nước.

*) Vai trò của Lê-nin trong cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917:

- Thống nhất các nhóm Mác xít ở Xanh-pê-téc-bua trở thành tổ chức của nhà nước.

- Cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia Lửa” để truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

- Viết các tác phẩm nhằm lên án, phê phán chủ nghĩa cơ hội.

- Đề cao vai trò của nhân dân và đảng tiên phong trong phong trào cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.

 

Bình luận (1)
NT
24 tháng 12 2021 lúc 13:37

Câu 1: Kinh tế:Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 2: Phong trào đấu tranh ở châu Á bùng nổ vì: 

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra, làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa.

- Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ.

- Đồng thời, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á.

Câu 3: Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Nhận xét: Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệc nhất, tàn phá nhất trong lịch sử. Thương xót cho những người dân vô tội, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến

Câu 4: Ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga: 

+ Đối với nước Nga: sự ra đời của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới.

+ Đối với thế giới: có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Vai trò của Lê nin: là vai trò to lớn của 1 vị lãnh tụ, người giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
H24
27 tháng 10 2021 lúc 22:26

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.

Bình luận (0)
WR
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
27 tháng 1 2018 lúc 16:06

* Khoảng giữa thế kỉ XIX:

- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Ở Ấn Độ:

     + 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

     + 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

     + 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

- Ở Trung Quốc:

     + 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

     + 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

     + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

     + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

     + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NS
4 tháng 1 2021 lúc 19:13

Phong trào phát triển mạnh,lan rộng khắp châu Á:Đông Nam Á,Đông Bắc Á,Nam Á...

Tiêu biểu:Trung Quốc,Việt Nam,Ấn Độ,...

*Nguyên nhân:

-Ảnh hưởng của CMT10 Nga 1917

-Hậu quả của CTTGT1 và khủng hoảng kinh tế 1929-1933

*Nét mới:+Giai cấp công nhân tham gia đấu tranh và ngày càng trưởng thành

+Đảng cộng sản thành lập,lãnh đạo cách mạng.

Bình luận (0)
H24
4 tháng 1 2021 lúc 19:14

- Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:

+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.

+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.

+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì,...

- Điểm mới:

+ Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Các Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Like nhe bn

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
9 tháng 3 2022 lúc 19:11

Ý nghĩa của phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Châu Á đối với thế giới (1918-1939):

- Cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập,chống kẻ thù chung.Năm 1940 là chống chủ nghĩa phát xít

- Thể hiện khối đoàn kết,tinh thần đấu tranh,chiến đấu đầy quyết tâm của các dân tộc bị áp bức

- Để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc sau này của các nước trên thế giới

- Giai cấp vô sản dần trưởng thành và phát triển trên nhiều nước không chỉ trong khu vực mà còn trong thế giới 

Bình luận (0)
DL
9 tháng 3 2022 lúc 18:49

đã nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân .

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
VT
11 tháng 4 2017 lúc 10:34

Chia theo mốc thời gian : khoảng giữa thế kỉ XIX ; cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và xét các yếu tố như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).

Bình luận (0)