Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 3: Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.
Trả lời:
Con lai khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là một loài mới so với các loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho ra con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố mẹ).
Hình thành loài mới trong cùng 1 khu vực địa lí do sai khác NST à cách li sinh sản à loài mới
- Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường và trở nên hữu thụ à loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản với bố mẹ.
Vd: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.
- Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường xảy ra ở thực vật (vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng), ít xảy ra ờ động vật vì:
+ Hệ thần kinh của động vật phát triển.
+ Cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.
+ Đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.
Các phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
1. Các cá thể đa bội chẵn cách li sinh sản với các cá thể lưỡng bội cùng loài nên được xem là loài mới.
2. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
3. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
4. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Hãy ghép tên phương thức hình thành loài mới với cơ chế hình thành sao cho phù hợp.
a) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
b) Hình thành loài bằng con đường địa lí.
c) Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
I. CLTN tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo hướng thích nghi với các điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau.
II. CLTN tích lũy các biến dị theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.
III. Lai xa kết hợp với đa bội hóa đã tạo ra các cá thể song nhị bội có tổ hợp NST mới, cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, đứng vững qua CLTN.
Phương án đúng là:
A. Ia – IIb – IIIc
B. IIIa – Ib – IIc
C. IIIa – IIb – Ia
D. IIa – IIIb – Ic
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Động vật ít di động
D. Động vật kí sinh
Đáp án A
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường thấy ở thực vật.
Vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng), ít xảy ra ờ động vật vì: hệ thần kinh của động vật phát triển, cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.
Cơ sở di truyền của quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là:
A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố, mẹ.
B. Hai bộ NST đơn bội khác loài trong cùng 1 tế bào nên gay khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST, do vậy làm cản trở quá trình phát sinh giao tử.
C. Nhờ lai xa đã tạo ra cơ thể lai có sự tổ hợp bộ NST đơn bội của cả 2 loài nhưng bất thụ. Sự đa bội hóa giúp quá trình giảm phân của cơ thể lai xa diễn ra bình thường và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và hát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
(7) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường xảy ra ở vùng lạnh
A. (1), (5) (7).
B. (3), (5).
C. (2), (4)
D. (1), (5),(7),(6)
Đáp án : A
Các đáp án sai là : 2,3,4,6
Đáp án đúng là : 1,5,7
1 – đúng vì cách li sinh thái và tập tính có thể dẫn đến cách li sinh sản => hình thành loài mới
5- Đúng
7- Đúng vì những nơi khí hậu khắc nhiệt thường quá trình lai xa và đa bội hóa để giúp cho sinh vật có khả năng thích nghi tốt hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt
Đây là sơ đồ mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện nay từ các loài lúa mì hoang dại. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng:
(1) Các cơ thể AABB, AABBDD được gọi là thể tự đa bội.
(2) AABB gọi là thể song nhị bội vì chứa bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
(3) AABB được xem là loài mới vì khi cho AABB lai với AA tạo con lai bất thụ.
(4) Lai xa và đa bội hoá là cơ chế hình thành loài mới chủ yếu ở thực vật có hoa.
(5) Hiện tượng lai xa và đa bội hoá không xảy ra trong điều kiện tự nhiên.
(6) Loài lúa mì hoang dại có NST 2n = 14 lai với loài cỏ dại 2n = 14 kết quả tạo loài có bộ NST 2n = 28.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C
Ý 1: Các cơ thể AABB, AABBDD được gọi là các cơ thể dị đa bội vì nó chứa bộ NST của 2 loài => SAI.
Ý 2: AABB gọi là thể song nhị bội vì nó chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài => SAI.
Ý 3: ĐÚNG vì loài mới là cách li sinh sản với loài gốc.
Ý 4: Lai xa và đa bội hoá là hình thức hình thành loài của 75% loài thực vật có hoa hiện nay => ĐÚNG.
Ý 5: Đột biến đa bội thì sự tăng số lượng NST là đồng đều ở tất cả các cặp còn đột biến lệch bội thì sự tăng giảm hẳn 1 hoặc 1 số NST ở chỉ 1 số cặp NST nhất định do đó sẽ gây mất cân bằng gen lớn hơn do đó gây hậu quả lớn hơn => ĐÚNG.
Ý 6: Cơ thể lai mang bộ NST của 2 loài khác nhau không được gọi là cơ thể lưỡng bội do đó không thể kí hiệu là 2n = 28 mà phải kí hiệu là n(A) + n(B) = 28 => SAI.
Vậy chỉ có 3 ý đúng.
Nêu các điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Sự khác biệt giữa hình thành loài bằng con đường địa lí với hình thành loài bằng lai xa đa bội hoá:
* Sự hình thành loài bằng con đường địa lí:
- Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không thể giao phối với nhau. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.
- Các quần thể sống cách biệt trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hoá khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
* Sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá:
- Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật và trong cùng một khu vực địa lí .
- Sự đa bội hoá có thể diễn ra ở quá trình phân bào, lúc các NST phân li. Cá thể đa bội được cách li di truyền với các cá thể khác và sau một số ít thế hệ đã phát triển thành một nhóm có tính chất một loài mới. Nếu dạng mới này thích nghi với ngoại cảnh có sẽ tồn tại như một mắt xích trong hệ sinh thái.
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài
A. Động vật bậc cao.
B. Động vật bậc thấp.
C. Thực vật sinh sản hữu tính.
D. Thực vật sinh sản vô tính.
Đáp án C
Con đường lai xa và đa bội hóa kết quả sẽ tạo ra loài mới mang ít nhất 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau
Muốn đa bội hóa được phải lai xa thành công. Quá trình lai xa ở thực vật diễn ra dễ hơn ở động vật rất nhiều vì ở thực vật, các cơ chế xác định giới tính không quá phức tạp như ở động vật
Nếu chỉ tiến hành lai xa sẽ chỉ tạo ra loài chứa các bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau. Nếu loài mới được tạo ra sinh sản vô tính => không cần đa bội hóa
Nếu loài mới được tạo ra đó sinh sản hữu tính thì do có chứa bộ NST đơn bội nên không có khả năng sinh sản hữu tính, cần tiến hành đa bội hóa để tạo ra loài mới có bộ NST lưỡng bội. Khi đã được đa bội hóa, các NST đã tồn tại thành từng cặp tương đồng có khả năng sinh sản hữu tính