Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
GD

- (1) Lá. Chức năng: Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây

- (2) Hoa. Chức năng: Là cơ quan sinh sản của cây

- (3) Quả. Chức năng: Là cơ quan sinh sản của cây

- (4) Thân. Chức năng: dẫn truyền các chất

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết

Thực vật chia làm 2 cơ quan chính đó là

Cơ quan sinh dưỡng : nuôi dưỡng cây phát triển

Cơ quan sinh sản : duy trì nòi giống 

Học tốt

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
HM
9 tháng 9 2023 lúc 21:46

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
5 tháng 9 2023 lúc 11:32

Tham khảo!

Các cơ quan của hệ hô hấp

Đặc điểm

Chức năng

Mũi

Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc.

Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi.

Họng

Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho.

Dẫn khí và làm sạch không khí.

Thanh quản

Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

Khí quản

Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc.

Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
BF

refer

bo may nha nuoc viet nam 

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Theo Điều 113 Hiến pháp)

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

Bình luận (1)
TA
Xem chi tiết
HK
14 tháng 4 2022 lúc 21:20

- Chức năng các cơ quan sinh dục nữ:

+ Buồng trứng: nơi tạo ra trứng.

+ Tử cung: đón và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.

+ Phễu và ống dẫn trứng: thu nhận trứng và chuyển đến tử cung.

+ Âm đạo: nơi tiếp nhận tinh trùng và là lỗ ra của trẻ khi sinh.

+ Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn.

phần chức năng mình có tham khảo trong phần lý thuyết hoc24

   * cấu tạo bộ phận sinh dục nữ giới :

-cấu tạo bên ngoài :

+mu

+ âm hộ 

+âm vật

+môi lớn và môi nhỏ

+màng trinh

- cấu tạo bên trong :

+ âm đạo

+cổ tử cung

+ tử cung

+ống dẫn trứng ( vòi trứng)

+buồng trứng.

 

Bình luận (0)
H24

undefined

Bình luận (0)
H24
14 tháng 4 2022 lúc 21:22

Các bộ phận của sinh dục nữ:

- Buồng trứng

- Phễu dẫn trứng

- Ống dẫn trứng

- Tử cung

- Cổ tử cung

- Âm đạo

- Âm vật

- Lỗ âm đạo (cửa mình)

- Bóng đái

- Ống dẫn nước tiểu

#Lynkk

Bình luận (4)
HT
Xem chi tiết
TK
8 tháng 9 2016 lúc 9:46

Hệ tuần hoàn gồm có : tim và hệ mạch.

Chức năng: vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.

Bình luận (0)
NH
12 tháng 9 2016 lúc 21:20

Hệ tuần hoàn gồm: hệ tim và hệ mạch

Chức năng: vận chuyển chất dinh dưỡng,oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.

Bình luận (0)