Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
QL
2 tháng 9 2023 lúc 10:19

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
23 tháng 1 2018 lúc 17:28

Chọn đáp án C

Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.

Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, cá Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,...

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
22 tháng 4 2017 lúc 6:23

Chọn đáp án C

Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.

Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, cá Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,...

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
1 tháng 9 2023 lúc 15:44

- Vai trò: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua; Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường;

- Đặc điểm: Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất; Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch,…

- Nhân tố tác động: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, trình độ kinh tế, dân cư,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch phân bố rộng khắp và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước phát triển.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

* Đặc điểm của thương mại

- Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

- Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).

- Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

* Ví dụ: Khi người mua có nhu cầu lớn về một mặt hàng, sản phẩm (điện thoại Iphone, xe điện,…) thì nhà sản xuất, kinh doanh sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm đó và ngược lại.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
28 tháng 7 2023 lúc 18:27

Tham khảo

a) Địa hình và đất đai

Địa hình

+ Đặc điểm: Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Hôn-su, trong đó, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương, trong đó lớn nhất là đồng bằng Can-tô nằm trên đảo Hôn-su.

Ảnh hưởng: Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.

Đất đai

+ Đặc điểm: Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,...; tài nguyên đất rất hạn chế với diện tích đất canh tác chi chiếm khoảng 11% diện tích lãnh thổ.

+ Ảnh hưởng: thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau; tuy nhiên, do diện tích đất canh tác rất hạn chế nên đặt ra vấn đề phải sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

b) Khí hậu:

- Đặc điểm:

+ Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn.

+ Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam: phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp; phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.

+ Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

Ảnh hưởng: Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.

c) Sông, hồ

Đặc điểm:

+ Sông: Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ nước mưa và tuyết tan. Một số sông lớn như Sin-a-nô, Tôn,...

+ Nhật Bản có nhiều hồ, nhưng chủ yếu là hồ nhỏ, lớn nhất là hồ Bi-oa (Biwa).

Ảnh hưởng:

+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.

+ Hồ ở Nhật Bản không chỉ cung cấp nước cho đời sống và sản xuất mà còn là những địa điểm du lịch nổi tiếng.

d) Sinh vật

- Đặc điểm: Nhật Bản có diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,4% (năm 2020). Rừng lá rộng chiếm ưu thế, một số ít là rừng lá kim, phân bố ở các đảo phía bắc.

- Ảnh hưởng:

+ Tài nguyên rừng lớn là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành lâm nghiệp.

+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch. Một số vườn quốc gia là địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản như vườn quốc gia Phu-gi Ha-cô Ni-giu, Nic-cô, Y-ô-si-nô Cu-ma-nô,...

e) Khoáng sản

Đặc điểm: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản của Nhật Bản chỉ có một số loại như: than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, vàng,... với trữ lượng không đáng kể, phân bố tập trung chủ yếu ở hai đảo lớn là Hôn-su và Hốc-cai-đô.

Ảnh hưởng: Để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản.

g) Biển

- Đặc điểm:

+ Nhật Bản có vùng biển rộng lớn thuộc biển Nhật Bản, biển Ô-khốt và Thái Bình Dương.

+ Các vùng biển của Nhật Bản đều nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.

Ảnh hưởng:

+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú: giao thông vận tải biển phát triển với nhiều cảng biển lớn như: Na-gôi-a, Ô-xa-ca, Y-ô-cô-ha-ma, Tô-ky-ô,...; vùng biển xung quanh Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường cá lớn, tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản; dọc bờ biển Nhật Bản có nhiều bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển du lịch biển.

+ Tuy nhiên, vùng biển của Nhật Bản cũng gặp nhiều thiên tai (bão, sóng thần,...), gây thiệt hại cho đời sống và phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

* Vai trò

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất.

* Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.

- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.

- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:28

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.

+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

b) Giao thông vận tải

- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.

+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).

+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...

+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

c) Du lịch

- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.

- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...

d) Tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết