Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
MN
1 tháng 11 2021 lúc 11:12

Em tham khảo:

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

 

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
20 tháng 3 2017 lúc 10:18

A.Mở bài: (0,5 điểm )

- Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi đến tận ngày nay (Đó là kỉ niệm gì?) . Ví dụ: Kỉ niệm suýt đuối nước khi đi tập bơi.

B.Thân bài: Kể chi tiết: (9 điểm )

- Thời gian, địa điểm diễn ra kỉ niệm. (Mùa hè, ở quê ngoại…. )

- Kỉ niệm đó gắn với những ai? (Tất nhiên phải có sự tham gia của em) (em cùng với tụi trẻ con trong xóm cùng tham gia rủ nhau đi bơi ở đầm nước đầu làng…. )

- Diễn biến câu chuyện ra sao? (Buổi đi bơi diễn ra sôi nổi, vui vẻ… Bống ra giữa đầm bị chuột rút… Được bạn bè giúp đỡ đưa vào bờ. …)

- Kỉ niệm đó mang lại cho em những suy nghĩ gì? Kỉ niệm đó có phải là hồi ức đẹp hay khiến em kinh hoàng sợ hãi? (Nghĩ lại vẫn sợ, cảm ơn những người bạn tuổi thơ… )

C.Kết bài: (0,5 điểm )

- Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.

- Hành động của bản thân trong hiện tại khi nhớ về kỉ niệm.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
VL
6 tháng 11 2019 lúc 20:40

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HA
Xem chi tiết
DK
25 tháng 10 2021 lúc 16:26

Tham khảo:

Em với Tâm chơi với nhau từ thuở bé nên chúng em gắn bó thân thiết với nhau lắm. Giữa chúng em có rất nhiều kỉ niệm đẹp và đáng nhớ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà không bao giờ có thể quên được đó là một lần cúp học đi chơi của hai bọn em.

 

Em còn nhớ như in hôm đó là một buổi tối mùa hè nóng bức và ngột ngạt. Cái nóng từ đường bốc lên khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tâm đèo em trên con xe đạp nhỏ để đi đến lớp học thêm. Hai đứa vừa đi vừa than vì nóng như vậy mà phải đi học. Bỗng trong đầu em liền lóe lên một ý tưởng và em bảo với Tâm:

 

– Ê mày ơi hay là tao với mày thử một lần trốn học đi. Nay nóng thế này học cũng không vào đầu được đâu.

 

Nghe em nói vậy Tâm lo sợ và từ chối:

 

– Thôi đi học đi nhỡ thầy mà biết thầy gọi điện cho phụ huynh đấy.

 

– Thôi lớp đông thế chắc thầy không để ý đâu. Thôi đi đi… Nhá?

 

Và cuối cùng sau một hồi năn nỉ mãi Tâm quyết định sẽ cúp học cùng với em. Vì vậy nên chúng em không đến chỗ học thêm nữa mà rẽ sang một địa điểm khác. Tối hôm đó chúng em đã đi ăn và đi chơi với nhau suốt cả buổi. Chúng em tự thưởng cho mình nhiều món ăn vặt lắm nào là xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên… rồi hai đứa đạp xe ra bờ hồ ngồi ăn kem hóng mát. Tuy cả hai đều lo sợ sẽ bị bắt nhưng chúng em thấy rất vui và thoải mái. Tâm và em đã có thời gian tâm sự với nhau rất nhiều chuyện từ chuyện trường lớp đến bạn bè, gia đình… Nhờ có buổi tối đó mà chúng em hiểu nhau nhiều hơn và trở nên càng gắn bó thân thiết.

 

Sau đó chúng em đã trở về nhà và một điều không hay đã xảy ra đó là cả bố mẹ em và Tâm đều đã biết chúng em trốn học đi chơi. Lúc đó hai đứa đều phải xin lỗi bố mẹ rối rít và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Vì vậy nên bố mẹ cũng bỏ qua cho hai đứa chúng em lần này.

Dẫu biết rằng đó là một việc làm sai trái và không nên làm nhưng giờ nghĩ lại em vẫn thấy rất vui. Đó là kỉ niệm mà có lẽ cả em và Tâm sẽ nhớ suốt đời và không bao giờ có thể quên được.

Bình luận (0)
PQ
Xem chi tiết
H24
22 tháng 10 2017 lúc 7:26

DỀ 1:

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

ĐỀ 2:

I. MỞ BÀI

- Người bạn cùng xóm tên là Ngọc sống với nhau từ thuở nhỏ.

- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

II. THÂN BÀI

- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Ngọc rất vui tính)

- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.

- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Ngọc và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

III. KẾT BÀI

- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Ngọc.

Bình luận (0)
DC
21 tháng 10 2017 lúc 21:23

* Mở bài :

- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.

* Thân bài:

- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.

+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?

+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?

+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).

- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?

* Kết bài :

- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?

- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?

Bình luận (0)
H24
21 tháng 10 2017 lúc 21:30

đề 1

Bạn tham khảo nha :

* Mở bài :

- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.

* Thân bài:

- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.

+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?

+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?

+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).

- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?

* Kết bài :

- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?

- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
AL
16 tháng 11 2021 lúc 19:16

1. Phần Mở bài

- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.

- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.

- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.

2. Phần Thân hài

a). Giới thiệu sự việc

- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.

- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.

- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.

b). Diễn biến sự việc

- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.

- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.

- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.

- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.

- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.

- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.

- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

3. Phần Kết bài

Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.

- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.

- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.

Bình luận (0)
TC
16 tháng 11 2021 lúc 19:27

undefined

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 12 2018 lúc 5:27

a. Mở bài: Kỉ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào? Với ai? (hoặc với vùng quê nào, con vật nào,…).

b. Thân bài:

- Kể lại diến biến chi tiết về kỉ nệm tuổi thơ đó.

    + Kỉ niệm bắt đầu trong hoàn cảnh nào? Đó là một kỉ niệm buồn hay vui?

    + Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến ra sao?

- Kỉ niệm đó để lại trong lòng mình một ấn tượng sâu sắc ra sao?

c. Kết bài: Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? Nó có là một động lực giúp cho việc học hành hay giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn không?

Bình luận (0)
GN
Xem chi tiết
H24
6 tháng 11 2021 lúc 14:29

tham khảo:

Kỉ niệm luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đặc biệt là những kỉ niệm thời thơ ấu đã trở thành hành trang quý giá trong cuộc sống của tôi cho đến bây giờ.

Trong gia đình, người tôi gắn bó nhất chính là ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Ông đã dạy cho chúng tôi rất nhiều bài học bổ ích. Và tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm đẹp về ông.

Trong kí ức của tôi, ông nội là một người rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn trong nhà luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Còn nhớ lúc đó, tôi thường chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Ông nói rằng: “Cây cối cũng giống như con người cần được chăm sóc”. Nhờ vậy, mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”.

Không chỉ là chăm sóc cây trong vườn, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa. Một thời đã xa với những câu chuyện thật thú vị. Giờ đây, những kỉ niệm về ông chỉ còn lại trong kí ức. Nhưng tình cảm với ông vẫn còn mãi đây.

Những kỉ niệm thời thơ ấu cùng ông nội thật đẹp đẽ. Tôi tự hứa bản thân phải cố gắng học tập thật tốt, để ông sẽ luôn tự hào về đứa cháu của mình. Tôi rất yêu ông nội của mình.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LP
2 tháng 11 2016 lúc 19:34

đề 3 : đây là dàn ý cho bạn làm bài, bn dựa vào đây để triển khai ý ra nhé!

a. Mở bài.

Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
Bình luận (0)
H24
2 tháng 11 2016 lúc 20:22

ban len cau hoi cua vo huong thom y , minh tra loi o day

Bình luận (0)
TP
2 tháng 11 2016 lúc 20:41

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

 


 

Bình luận (0)