Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.
Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.
Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
Làng Vân Gia quê em nằm cách thị xã Sơn Tây chỉ khoảng hai cây số. Từ xa nhìn lại, làng giống như một hòn đảo xanh ngắt nổi lên giữa cánh đồng bát ngát.
Bao bọc xung quanh làng là những luỹ tre đã hàng trăm năm tuổi. Rễ tre, gốc tre, tay tre ken dày đặc. Bên cạnh những cây tre đã trưởng thành cao nàng chục mét, đốt dài, to, màu xanh thẫm là những cây tre non lá mỡ nàng, đoạn gần dưới gốc vẫn còn bẹ ốp lấy thân. Nhỏ hơn nữa là hàng loạt mầm măng mới nhú nhọn hoắt, cứng cáp, khoẻ mạnh, xuyên đất cứng mà trồi lên.
Họ nhà tre luôn sống bên nhau, đời này nối tiếp đời kia, tạo nên luỹ, nên thành. Tre dẻo dai, bất chấp nắng mưa, bão tố. Trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân, tre luôn luôn có mặt. Những ngôi nhà dựng bằng tre vững chãi và thoáng mát. Bàn ghế tre, giường tre, chõng tre, nôi tre, trạn bát, rổ rá, nong nia, dần sàng, cối xay lúa... tất cả đều được làm từ cây tre thân thuộc.
Với tuổi thơ chúng em, vào lớp Một là đã tập đếm bằng que tính tre. Lớn hơn chút nữa thì chỉ cần mười que chuyền tre vót nhẵn dài cỡ chiếc đũa và một quả bưởi non bé bằng nắm tay là có thể chơi với nhau cả buổi thật vui bên chái nhà hoặc trước sân đình. Các bạn nam thích thả diều ngoài cánh đồng. Những chiếc diều khung tre dán giấy, trên lưng gắn chiếc sáo trúc, lúc bay lên cao phát ra những âm thanh vi vu văng vẳng trong gió chiều, gợi khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Đêm trăng sáng, còn gì thú vị hơn được nằm ngửa trên chiếc chõng tre kê ngoài sân, mê mải hát đếm. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, kìa ba ông sao sáng...
Em yêu cây tre mộc mạc, giản dị mà dẻo dai, cứng cáp. Cây tre gắn bó với dân tộc Việt Nam đã mấy ngàn năm và sẽ còn tồn tại mãi mãi trên quê hương, đất nước yêu dấu của chúng em !
Đề bài : Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
Lưu ý : Tả bài văn gián tiếp, kết bài không mở rộng, có thể có hình ảnh so sánh.
(Tả cây cam)
Thu về, mang theo bao trái chín đến với mọi nhà. Trong khoảng sân nhỏ của ông tôi, cây cam mật ông trồng đã trĩu quả.
Chao ôi ! Trông cây cam mật mới thích mắt làm sao ! Mới ngày nào quả đang còn tí xíu như những quả chanh, da dày xanh đậm có vẻ xù xì. Nhưng sau đó, làn da ấy cứ mỏng dần rồi từ màu xanh chuyển sang màu xanh nhạt theo từng ngày, từng tháng. Đến hôm nay, những chùm cam ấy đã vàng hươm, mọng nước. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây từng chùm quả nặng trĩu đung đưa nhè nhẹ theo làn gió thu. Mặc dầu đã có nhiều cành tre chống đỡ những các nhánh cam ấy vẫn cứ sà xuống gần mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo màu xanh giản dị đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả, “Tích! Tích!”, chú chim sâu nào đó đang nhảy nhót trên cành đưa chiếc mỏ xinh xinh vạch lá tìm sâu. Hai ông cháu đứng bên nhau ngắm nhìn chùm quả chín. Gió vườn xào xạc như ru các quả cam vào giấc ngủ say nồng. Chắc là trong giấc mơ, chúng sẽ rất vui khi được biết những múi cam ngọt ngào sẽ làm mát lòng bao người trong những lúc mệt nhọc.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, lòng em dạt dào niềm vui. Ôi! Những quả cam là kết quả của bao ngày vun xới, chăm sóc. Cây cam chứa đựng mồ hôi, công sức của ông em nên em yêu quý nó vô cùng
K mik nha
Bù điểm hỏi đáp
HUuu
Tả Một cây bóng mát
Mỗi khi đến trường của anh trai em, em đều rất ấn tượng hàng phượng vĩ ở sân trường và em thường ngồi dưới gốc cây phượng chờ anh trai em học xong để về cùng.
Hàng phượng vĩ này chắc là rất nhiều tuổi rồi, thân cây to khoảng ba người ôm, vỏ cây sần sùi, các nhánh rễ cây mọc lồm cồm nổi lên cả trên mặt đất. Cây phượng có rất nhiều cành to vươn rộng ra các hướng như cánh tay người khổng lồ. Lá phượng nhỏ li ti nhưng cũng đủ tre mát cả một khoảng sân trường. Hoa phượng rất đẹp, màu đỏ tươi, cánh hoa như cánh bướm, hoa thường mọc thành chùm nhuộm đỏ cả một khoảng sân trường, em thường thấy các anh chị tặng hoa phượng cho nhau và vui chơi dưới tán cây vào giờ ra chơi.
Mỗi khi hoa phượng nở, báo hiệu một mùa hè đã đến, là mùa chúng em phải thi kết thúc năm học, và cũng là mùa em yêu thích vì em sắp được nghỉ hè để đi du lịch cùng gia đình, tắm biển, thăm ông bà ở quê.
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây non mới trồng.
5. Tả một cây cổ thụ.
Đề 1:
Hoa phượng - loài hoa gắn bó với tuổi học trò. Và có lẽ đây là loài hoa em thích nhất. Bởi thế, cây phượng vĩ trước sân trường đã chan chứa biết bao kỉ niệm trong kí ức của em.
Thân cây to bằng hai vòng tay em. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch. Tuy giản dị đến thế nhưng phượng không kém phần duyên dáng.
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng non mềm mại, hao hao giống lá me. Lá ban đầu xếp lại như lá mắc cỡ, nhưng một ngày kia, được nắng xuân vỗ về, sưởi ấm, lá phượng mạnh dạn xoè ra rồi ánh lên một màu xanh nhũn nhặn, mượt mà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn và lớn hơn. Lúc ấy, lác đác trên cao những nụ hoa be bé. Cuối xuân, nụ nở dần, những cánh hoa đỏ trông như đàn bướm rập rờn, rập rờn trong vòm lá tươi xanh. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, tươi tắn như màu cờ. Cuối xuân, số hoa tăng màu đỏ của hoa cũng đậm dần.
Mùa hạ đến trên những đầu cành, những chùm hoa rực lên như chứa lửa. Từng chùm hoa ấy trông như những ông mặt trời bé nhỏ tinh nghịch trên cây. Nhìn những chùm hoa ấy em lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
Ngày xưa, khi mặt đất còn hoang vắng. Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để mang hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các hoàng tử con ngài đã bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng phải chọn cây phượng để treo mặt trời.
Ôi! Phượng có một quá khứ hào hùng và đáng yêu đến vậy? Và đáng trân trọng hơn khi phượng luôn làm đẹp cho đời, làm đẹp cho quang cảnh của ngôi trường, bầu bạn thân thiết với chúng em.
Khi Hạ qua đi, hoa vãn dần rồi không còn nữa. Lá phượng cũng ngả sang màu úa. Rồi phượng rụng lá, những chiếc lá vàng bay bay theo làn gió mùa thu. Sang đông, phượng rạt rào thay lá, từng đợt lá đổ lả tả xuống sân trường chỉ còn lại những cành khẳng khiu, nhìn cây trông rõ hẳn cái chiều quằn, chiều lượn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Dáng cây trầm tư nhìn vẻ héo tàn của mùa đông rét buốt. Lúc này, cây như không còn sức sống vì trơ cành trụi lá nhưng có ngờ đâu phía bên trong những thân cành ấy là những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên để hẹn mùa đơm bông cho năm tới.
Nhìn cây phượng em bỗng yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Dù mai đây được học trường mới, có thầy cô giáo mới nhưng em vẫn nhớ mãi ngôi trường này. Nơi ấy có bè bạn thân thương, có thầy cô dìu dắt, dạy bảo và có cây phượng thân quen đang đứng đợi mỗi ngày.
bài làm :
Trong những cây hoa được trang trí trong ngày tết em thích nhất đó là hình ảnh cây hoa mai, cây hoa mai được trang trí và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ.
Hoa mai là loại cây được trồng chủ yếu trong miền Nam, đây là cây hoa được dùng để trang trí trong ngày lễ tết trong đó, nó có màu vàng, mỗi cánh hoa rất mảnh nhụy của nó cũng có màu vàng, mỗi cành đều có rất nhiều nhụy và hình ảnh của hoa nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp dịu dàng không chói lóa, hình ảnh của hoa mai đã thấm sâu trong tim những người dân miền nam và ngày nay nó rộng rãi hơn, không chỉ ở miền nam mà miền bắc cũng thấy xuất hiện và được dùng để trang trí trong nhà.
Hoa mai có màu vàng, thân có màu nâu, nó được dùng chủ yếu trong ngày tết nguyên đán, những hình ảnh của hoa mai mang một nét đẹp riêng biệt, những hình ảnh sắc nét của hoa mai đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp riêng biệt, lá của cây mai sắc nhọn và có màu xanh, những chùm hoa mai vào ngày tết tạo nên một sức sống mới, nó nở rộ lên trong vườn và mang một vẻ đẹp bình dị nhẹ nhàng. Hình ảnh hoa mai làm cho mỗi chúng ta thấy đậm đà trong hương vị ngày tết, thân của cây mai to và có nhiều cành, nó có thể được đánh để trồng thành chậu và trang trí trước nhà.
Hình ảnh hoa mai đã làm cho chúng ta cảm thấy ấm cũng trong hương vị ngày tết, ngày tết là ngày của cả gia đình đoàn tụ chính vì vậy có hương vị và sắc hương của hoa mai làm cho nó thêm đậm đà và có vẻ hấp dẫn mạnh mẽ hơn, những hình ảnh đó cũng làm cho cây mai nhẹ nhàng và thanh thoát, hình ảnh của hoa mai mang vẻ đẹp chất phác mộc mạc và cô cùng bình dị, những hình ảnh đó tạo nên những nét riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, nó mang đặc trưng riêng và sâu sắc, trong vườn mai có rất nhiều những con chím cánh bướm bay lượn trong trong đó, hình ảnh của nó làm cho chúng ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng và những nét chất phác trong nó, hình ảnh của nó đã in đậm trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh mang những đặc trưng riêng biệt.
Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc. chúc bạn học tốt
5
Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏ ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.
Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏ bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.
Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã in sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.
Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
Đề bài :Tả cây hoa mà em yêu thích
Nhanh nha mk rất gấp! Ngắn cũng được mà dài cũng được!^@@
Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.
Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân cây không cao nhưng cành hồng thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.
Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt.
Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm. Hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rời ra, rụng xuống.
Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở. Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn.
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.
Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.
Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
Bài làm
Mỗi dịp Tết đến xuân về, điều bạn mong ngóng nhất là gì? Trẻ nhỏ thì mong chờ được may quần áo mới, được nhận tiền lì xì, người già mong ngóng con cháu trở về đông đủ để quây quần bên bữa cơm gia đình, các mẹ, các chị thì háo hức đi chợ tết, bố ngắm nghía hồi lâu để chọn cây đào, cây quất ưng ý. Không biết từ bao giờ, người ta cũng ngóng trông nhìn thấy một sắc mai vàng trên phố, để biết rằng mùa xuân đã về. Hoa mai góp phần làm cho bức tranh mùa xuân của mảnh đất phương Nam với khí hậu ấm áp trở nên rực rỡ.
Hoa Mai là loài hoa đặc trưng của miền Nam và hoa đào là đặc trưng của miền Bắc, tuy nhiên khi việc giao thương giữa 2 miền ngày càng dễ dàng thì vào dịp tết thì cả 2 loài hoa này đều xuất hiện ở cả 2 miền của VIệt Nam. Để tả hoa mai sao cho hay nhất, bạn cần tả các đặc điểm của hoa như lá, nụ, cánh hoa, đài hoa, nhụy và ý nghĩa của hoa mai trong ngày Tết.
2. TIẾNG VIỆT :
I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 19 à tuần 27 ( kể cả các bài đọc)
II. Tập làm văn : (30 phút)
Đề 1: Em hãy tả một cây bóng mát trên sân trường mà em yêu thích.
Đề 2: Em hãy tả một cây hoa (một loài hoa) mà em yêu thích.
III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút)
Bài 1 : Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu.Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)
A.Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu. B.Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
C.Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay. D.Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
2.An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)
A.Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói. B.Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
C.Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ. D.Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.
3.Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)
A.Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
B.Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
C.Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
D.Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.
4.Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)
A.Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác. B.Vì An cảm động trước câu nói của bố.
C.Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ. D.Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.
5.Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
6.Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
7.Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)
A.Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. B.Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
C.Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ. D.Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.
8.Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Bố nói với An: Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!
A.Đánh dấu phần chú thích. B.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
9.Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm) .............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
10.Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm) .............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Bài 2: Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập
Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ. B.Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi. D.Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)
A. Anh cục tẩy, chị bút chì. B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
C. Anh bút chì, anh thước kẻ. D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)
A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)
A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)
A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.
A. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:
- Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
B. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.
8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)
a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.
b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.
9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)
Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.
10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)
a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.
..............................................................................................................................................................................
b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới
.............................................................................................................................................................................
Bài 3 : Con lừa già và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)
a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước. b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)
a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
b.Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.
c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
d.Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.
3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)
a.Đứng yên không nhúc nhíchb.Dùng hết sức leo lên c.Cố sức rũ đất cát xuống d.Kêu gào thảm thiết
4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)
a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)
Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.
.............................................................................................................................................................................
8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)
Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.
a. Đánh dấu phần chú thích. b.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)
Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng.
Bài 4: Hoa học trò
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt,cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo XUÂN DIỆU
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Hoa phượng có màu gì? a. màu vàng b. màu đỏ c. màu tím
Câu 2.Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường.
b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến.
c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh. d. Các ý trên đều đúng
Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian
Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non .....................................................................................................
Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a. Nở nhiều vào mùa hè b. Màu đỏ rực
c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui d. Các ý trên đều đúng
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng?
a. So sánh b. Nhân hóa c. Cả so sánh và nhân hóa d. Tất cả đều sai
Câu 6. Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là:a. Hoa phượng b. Là hoa học tròc. Hoa
Câu 7. Câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?
a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ?
Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người
..............................................................................................................................................................................
Bài 5: Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?
a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
c. Để cho cả lớp học môn sinh học. d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.
Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?
a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.
c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.
d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.
Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?
a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.
b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở !
Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ?
a. Rộng lòng tha thứ. b. Cảm thông và chia sẻ.
c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.
d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.
Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích ? ..............................................................................................................................................................................
Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào ? ..............................................................................................................................................................................
Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.Hãy viết câu trên thành câu khiến ?
..............................................................................................................................................................................
Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?
..............................................................................................................................................................................
Bài 6: CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Mai Duy Quý
Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :
1. Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm) a. Ông bạn nhỏ. b. Mẹ bạn nhỏ. c. Ba bạn nhỏ.
2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm)
a. Vì chú không thích ăn xoài.b. Vì xoài năm nay không ngon.c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? (1 điểm)...................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm)
a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên. b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? (1 điểm)
a. Không nên cãi nhau với hàng xóm. b. Bài học về cách sống tốt ở đời. c. Không nên chặt cây cối.
6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm)
a. Tức giận. b. Vui vẻ. c. Không nói gì.
7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe:
Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội
8. Ghi lại câu kể Ai làm gì? có trong các câu sau: (0,5 điểm)
“Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng… “
..............................................................................................................................................................................
9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm)
..............................................................................................................................................................................
10 . Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)“Tiếng lá rơi xào xạc.”
..............................................................................................................................................................................
Bài 7 : Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con. Theo Tạp chí Du lịch
Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:
Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
□ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta. □ duyên hải quanh năm nắng gió.
□ ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên. □ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ
Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
□ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp. □ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
□ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.
.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................
Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:
….. tính từ. Đó là từ: ………………………......
Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
□ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
□ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
□ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn. □ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.Em hãy tìm và ghi lại:
- Từ láy là động từ: …………………………
- Từ láy là tính từ: …………………………..
Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.
..............................................................................................................................................................................
Bài 8 : Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. &nb...
tả cây cối một trong các đề bài sau:
1.Tả một loài hoa mà em thích.
2.tả một loại trái cây mà em thích.
3.tả một giàn cây leo.
4.tả một cây non mới trồng.
5.tả một cây cổ thụ
Nhắc đến mùa hè, không thể không nhắc đến phượng vĩ, tiếng ve và một loại quả rất ngon đó chính là quả dưa hấu.
Mùa hè là mùa nở rộ của những trái dưa hấu, chúng đua nhau phát triển để trở thành những quả dưa căng mọng nước. Cây dưa hấu thuộc họ nhà bầu bí nhưng chúng không cần leo giàn mà chỉ bò san sát mặt đất. Chính vì vậy mà việc hái dưa hấu đối với một bạn nhỏ như em là tương đối dễ dàng. Vỏ của quả dưa hấu thường có màu xanh nhạt hoặc xanh đen. Có những quả dưa hấu hình tròn, có thêm những đường sọc chạy dọc thân khiến chúng trông như quả địa cầu. Ngoài hình tròn, quả dưa hấu còn có hình oval, hình bầu dục thuôn dài. Nếu bên ngoài quả dưa hấu được đặc trưng bởi màu xanh thì bên trong lại là một màu đỏ tươi rực rỡ. Những trái dưa bình thường sẽ có thêm những hạt dưa màu đen với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Trái dưa non sẽ có thêm những hạt dưa non màu trắng. Ngày nay nhờ kĩ thuật lai tạo mà người ta đã cho ra được những giống dưa không hạt. So với loại dưa hấu có hạt thì độ ngon ngọt của chúng cũng không kém cạnh đâu nhé. Mùa hè mà được ăn dưa hấu thì thích nhất. Những miếng dưa sau khi bổ ra có hình tam giác. Cắn một miếng thôi đã thấy ngọt lịm ở đầu lưỡi rồi. Vỏ dưa cứng bao nhiêu thì bên trong thịt dưa lại mềm và xốp bấy nhiêu.
Ngoài việc ăn dưa trực tiếp, em cũng thích được mẹ làm sinh tố dưa cho uống. Bỏ thêm một chút đường, một chút đá vậy là có một ly sinh tố mát rượi để uống vào ngày hè rồi.
Mẹ nói ăn dưa rất bổ và đây là loại quả giúp thanh nhiệt cho những ngày hè nóng bức. Vì vậy mà em rất yêu quý loại quả này.
~Hok tốt~
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Trong số đó em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.
Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.
Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Trong số đó em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.
Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.
Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
Đề bài :Em hãy tả một loài hoa mà em yêu thích
Nhà ông em trồng rất nhiều loài hoa khác nhau. Bởi vậy cứ cuối tuần là em lại chạy sang nhà ông, cùng ông chăm sóc những bông hoa, đặc biệt là hoa ly - loài hoa mà em thích nhất.
Hoa ly có rất nhiều tên gọi, là loài hoa vô cùng phổ biến, được nhiều người yêu thích bởi hương thơm và vẻ đẹp của nó. Em cũng vậy. Ông em nói hoa ly còn có tên gọi khác là hoa huệ tây, hoa loa kèn. Đúng như tên gọi, những bông hoa ly có hình dáng như chiếc kèn đồng vậy. Năm cánh hoa thuôn dài chụm vào nhau ôm ấp lấy những nhị hoa màu trắng nhạt, đầu cánh hoa hơi cong mà bẻ ra ngoài. Nhìn những nhụy hoa, em có cảm giác chúng giống như những cây nấm kim châm vậy.
Hoa ly có rất nhiều màu khác nhau, mà màu nào cũng đẹp cả: màu trắng ngà, màu hồng, màu đỏ. Cả khu vườn của ông mỗi khi hè về là đậm đà hương sắc hoa ly. Thân hoa ly không to, nhỏ thôi, màu xanh đầy sức sống. Trên thân cây ấy là những chiếc lá hình thoi dài mọc cách đều nhau, chiếc lá mềm mại cong cong có màu xanh nhạt hơi bóng.
Không chỉ vậy, chờ khi mùa hoa tàn thì có thể thu hoạch quả làm hạt giống để trồng nữa đấy. Hoa ly sau khi mà cắt rời khỏi cây, đem cắm ở trong bình hoa có nước thì hoa tươi được hơn 1 tuần liền. Thi thoảng sau mỗi lần chăm sóc cây giúp ông, ông lại cắt cho em mấy cành hoa ly mang về. Mẹ em đều cắm vào lọ rồi để trong phòng khách, cả căn phòng như bừng sáng lên, lúc nào cũng tràn ngập hương thơm.
Lọ hoa được điểm xuyết thêm sắc trắng của hoa cúc như đẹp thêm. Cái nét đẹp kiêu kì mà xa cách của những bông hồng, bông lay ơn như được cái đẹp gần gũi của hoa cúc kéo trở về, hài hòa hơn. Căn phòng khách bỗng trở nên đẹp hơn, như tràn ngập màu sắc, ánh sáng và hương thơm. Vị khách nào đến nhà em đều cất lời khen những bông hoa đủ sắc màu khác nhau trong lọ, em vui lắm.
Em thích những bông hoa cúc trắng ấy nhiều lắm. Hè năm sau, nhất định em sẽ mua hạt giống về trồng một khóm cúc trắng ở góc vườn.
Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích loài hoa thủy tiên. Bởi vì nó có vẻ đẹp mong manh lại kiên cường, rất khác biệt với các loài hoa khác.
Hoa thủy tiên thường mọc ở gần nguồn nước, như cạnh hồ, sông, suối ở trong rừng sâu. Để lý giải hiện tượng này, thần thoại Hy Lạp đã có hẳn một câu chuyện riêng về vị thần hoa thủy tiên. Những cây hoa thủy tiên mọc thành bụi, cụm cạnh nhau khá dày, giống như một đám cỏ dại.
Từ gốc, các nhánh lá và hoa thủy tiên bắt đầu mọc ra. Những chiếc lá thủy tiên dài đến cả 20cm, khá dày, màu xanh sẫm, dáng như lá tỏi. Hoa thủy tiên thì có phần cuống mọc trực tiếp từ gốc, thẳng và to như thân bút chì. Thân hoa trơn bóng, màu xanh sẫm như lá, không có gai hay các nhánh nhỏ như hoa ly, hoa huệ. Vì vậy, khi hoa vẫn còn là chiếc búp nhỏ, nhìn từ xa thật khó để phân biệt đâu là hoa đâu là lá. Khi những nụ hoa bắt đầu nở tung ra, thì vẻ đẹp của cây thủy tiên mới hiển lộ. Phần cuống hoa khá dài và nhỏ, chống đỡ cả đóa hoa lớn như một chén trà con con. Mỗi đóa hoa gồm có sáu cánh nhỏ hình tam giác kéo dài. Cánh hoa thủy tiên màu trắng, khá dày và mềm mịn như là hoa nhài vậy. Ở giữa là một phần cánh hoa nhỏ màu vàng cuộn tròn thành vòng khép kín, che chở nhị hoa vàng nhỏ xíu ở bên trong. Vẻ đẹp khác lạ ấy, khiến cho hoa thủy tiên dù mọc ở khắp các bờ hồ với ngoại hình thấp bé vẫn vô cùng nổi bật. Mỗi khi đến mùa hoa nở, hoa thủy tiên có thể trải trắng suốt một dọc dài bờ hồ, bờ suối nơi mình sinh sống. Điều đó khiến cho khung cảnh thiên nhiên nơi thủy tiên nở rộ đẹp như một bức tranh thần thoại cổ xưa
K nha
Tham khảo :
Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.
Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.
Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.
Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu u, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.
Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.
Ở những nước châu u có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.
Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.
Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài 4, viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
(Chú ý : Đọc kĩ các gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập hai, trang 83 - 84) để viết được một bài văn miêu tả đúng yêu cầu).
Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.
Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.
Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.
Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.
Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.
Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...
Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.