Những câu hỏi liên quan
MN
Xem chi tiết
DL
12 tháng 3 2022 lúc 16:27

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc , là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang , người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt xuất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới . Điển hình đây với bài thơ Vọng Nguyệt ( Ngắm Trăng ) của Bác cho ta thấy hình ảnh trong tù bị đày đọa khổ sở biết nhường nào nhưng người vẫn có thể sáng tác ra một bài thơ hay đến như vậy. Phải chăng bài thơ Ngắm Trăng này của Bác ngoài nói về tình yêu thiên nhiên say mê của bác , phong thái ung dung của Bác ngay cả khi trong cảnh tù đày màn còn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó. Bác đã vượt khó qua chính suy nghĩ , qua chính bộ não của mình và qua chính bộ não của bản thân bằng chính con người mình . Bác chẳng buồn bã hay chán nãn , trong cảnh tù đày Bác vẫn lạc quan yêu đời , Bác vượt lên chính bản thân mình để thưởng thức được vẻ đẹp của đất trời , của ánh trăng . Vậy tại sao chúng ta không coi đó là một tấm gương đáng để ta noi theo ? Với thời bình hiện nay , có lẽ đa số mọi người sinh ra đã khỏe mạnh , đã giàu có rồi nhưng tinh thần vượt khó thì các bạn vẫn cần . Bạn đã bao giờ nghĩ rằng học hành là vất vả và không muốn học nữa , hay bạn đang nghĩ rằng mình đang sống khổ sở . Vậy thì Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ  , Nguyễn Ngọc Ký bị tật cả 2 tay nhưng vẫn có nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với tật nguyền . Bạn thấy đấy còn nhiều người vẫn khổ hơn chúng ta nhưng họ vẫn cố gắng vượt khó thì sao chúng ta lại không vượ khó nhỉ . Bạn vượt khó bằng cách dám đương đầu với mọi thách thức, bạn vượt khó bằng cách vươn lên chính bản thân mình mà chăm chỉ học bài , bạn vượt qua những sự ích kỷ của bản thân . Thì theo tôi đấy là một điều rất nên làm . Sự vượt khó chưa bao giờ là sai lầm chưa bao giờ mang lại điều tồi tệ với ta mà nó chỉ cho ta sống có giá trị , cho ta một đức tính tốt , sống có ích cho xã hội hơn bao giờ hết .

Bình luận (0)
BA
Xem chi tiết
H24
3 tháng 3 2022 lúc 6:27

Tham khảo:

Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
TM
25 tháng 2 2021 lúc 19:52

Cách để sự tồn tại của mỗi con người trở nên tốt đẹp - ấy chính là sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích. Vậy thế nào là sống cho ý nghĩa? Sống ý nghĩa là sống có ích, sống cao đẹp, cao thượng, biết làm nhiều việc tốt, việc thiện, biết hi sinh và cống hiến; sống cho mọi người và sống hết mình. Quả đúng như vậy, ý nghĩa cuộc sống hình thành trên vô vàn phương diện khác nhau. Sống có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động, tình cảm, việc làm thiết thực đem lại hiệu quả cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta và biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.... Sống có ích là khi vấp ngã phải biết đứng dậy, thành công không tự mãn. Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, sẽ không còn những xấu xa, sẽ không còn những mảng tối trong cuộc sống. Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có ích mỗi ngày, biết phê phán đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ lẽ phải. Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, đừng lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi nhà tốt đẹp cho mọi người. Sự thật là mọi thứ tồn tại trên đời này đều có nguyên do của nó. Bông hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời những chén mật ngọt ngon. Còn con người, tồn tại để làm cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh trở nên ý nghĩa. Kết lại, chúng ta “phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì những dĩ vãng đớn hèn của mình”

Bình luận (1)
AK
Xem chi tiết
NA
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (2)
CX
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (2)
H24
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Tham Khảo 
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu

 

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
DH
25 tháng 3 2022 lúc 12:31

Con người muốn thành công, trở thành một công dân tốt thì cần phải rèn luyện nhiều tính cách, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số những tính cách tốt đẹp mà chúng ta cần có đó chính là trung thực.

Trung thực chính là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thẳng thắn,…

Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ. Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… Những người này cần xem xét và điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực.

Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy là một người trung thực, ham học hỏi, có ý chí, nhất định thành công sẽ đến với chúng ta.

chúc bạn học tốt nha!

Bình luận (0)
HC
25 tháng 3 2022 lúc 15:12

Tham khảo nha em:

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
NA
17 tháng 4 2022 lúc 16:27

tham khảo:

"Lòng yêu nước" là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua những hành động thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược: Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao? Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnh đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được máy bay B52 mà không chỉ có một mà là sáu mươi tám chiếc cùng bao nhiêu chiếc máy bay khác của Mỹ đã bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, đây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris. Tất cả những chiến công đó đều bắt nguồn từ lòng yêu nước, một tình yêu mãnh liệt mà sâu sắc. Một dân tộc tuy nghèo nhưng mỗi người dân của dân tộc đó đều sẵn sàng hi sinh bản thân mình, từ tài sản, tình thân và ngay cả chính bản thân mình đều có thể dâng hiến cho đất nước. Đó là lí do tại sao quân xâm lược dù sớm hay muộn đều thất bại trong mọi kế hoạch xâm chiếm Việt Nam. Giờ đây khi không còn chiến tranh, lòng yêu nước vẫn được người dân thể hiện thông qua việc cố gắng học tập, làm việc, góp phần phát triển xã hội vững chắc, phồn thịnh, sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
MN
21 tháng 10 2021 lúc 21:17

Bạn tham khảo nhé:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Helen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.

Bình luận (0)
OW
Xem chi tiết
MN
28 tháng 4 2021 lúc 20:03

Tham khảo nha em:

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bình luận (0)

TK#

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bình luận (0)