Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn tiếng việt năm 2023 là gì thế mọi người
cho mình xin đề thi giữa học kì 1 môn toán lớp 5 trường tiểu học tịnh hiệp
Mỗi bài dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Là kết quả tính, em hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
1/ a/ Chữ số 7 trong 181,0075 có giá trị là:
b/ Hỗn số viết dưới dạng số thập phân là:
2/ Cho các số thập phân: 41,17; 41,09; 40,99; 41,117, 40,09.
a/ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.
C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.
b/ Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. 41,11; 41,09; 40,99; 40,09. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.
C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.
3/ Kết quả của phép tính:
a/ 143,87 + 92,05 = ..............?
A. 235,82 B. 235,92 C. 252,92 D. 2529,2
b/ 725,65 + 21,596 = ..............?
A. 756,256 B. 746,246 C. 747,246 D. 748,256
4/ a/ 75,04 + 15,46 + 135, 27 = ...........? Có kết quả là:
A. 22,477 B. 224,67 C. 224,77 D. 225,77
5/ Số thích hợp để điền vào dấu chấm của:
a/ 345 cm = ....................dm là:
A. 34,5 B . 34,05 C. 34,005 D. 3,45
b/ 14m2 3dm2 = .................m2 là:
A . 0,143 B . 1,43 C. 14,03 D. 143
Phần II: Làm các bài tập sau
1/ Tìm x biết:
2/ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 42m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng.
3/ Có một số lượng gạo dự trù đủ cho 12 người ăn trong 20 ngày, vì có thêm 4 người cùng ăn số gạo đó. Hỏi lượng gạo đó ăn được bao nhiêu ngày. (mức ăn mọi người như nhau)
Phần I
Mỗi bài dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Là kết quả tính, em hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
1/ a/ Chữ số 7 trong 181,0075 có giá trị là:
b/ Hỗn số viết dưới dạng số thập phân là:
2/ Cho các số thập phân: 41,17; 41,09; 40,99; 41,117, 40,09.
a/ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.
C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.
b/ Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. 41,11; 41,09; 40,99; 40,09. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.
C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.
3/ Kết quả của phép tính:
a/ 143,87 + 92,05 = ..............?
A. 235,82 B. 235,92 C. 252,92 D. 2529,2
b/ 725,65 + 21,596 = ..............?
A. 756,256 B. 746,246 C. 747,246 D. 748,256
4/ a/ 75,04 + 15,46 + 135, 27 = ...........? Có kết quả là:
A. 22,477 B. 224,67 C. 224,77 D. 225,77
5/ Số thích hợp để điền vào dấu chấm của:
a/ 345 cm = ....................dm là:
A. 34,5 B . 34,05 C. 34,005 D. 3,45
b/ 14m2 3dm2 = .................m2 là:
A . 0,143 B . 1,43 C. 14,03 D. 143
Phần II: Làm các bài tập sau
1/ Tìm x biết:
2/ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 42m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng.
3/ Có một số lượng gạo dự trù đủ cho 12 người ăn trong 20 ngày, vì có thêm 4 người cùng ăn số gạo đó. Hỏi lượng gạo đó ăn được bao nhiêu ngày. (mức ăn mọi người như nhau)
IQvocuc đề thi đúng chứ
Có ai đã thi giữa kì 2 lớp 4 ̣ môn tiếng Việt rồi thì cho mik xin đề dzới
trọng tâm của môn tiếng Việt giữa kì 2 lớp là j ạ ?
Bạn nào có đề kiểm tra định kì giữa học kì II và học kì 2 lớp 5 môn tiếng việt, toán năm học 2018 - 2019 của trường Trường Tiểu học Lai hưng A thì cho mình xin nhé!!! THANKS A LOT ^-^ CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHÉ
có bạn nào có đề ôn thi giữa học kì 2 của lớp 4 , môn toán , môn tiếng việt không ta ?
ai có đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn tiếng việt ko để mik cho thằng em nó on mik xin đề hoặc link cũng đc THANKS
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
a. Ba Vì.
b. Nghĩa Lĩnh.
c. Sóc Sơn.
d. Phong Khê.
Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?
a. Phú Thọ.
b. Phúc Thọ.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây
Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.
Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?
a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.
d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.
Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp từ ngữ.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Dùng từ ngữ nối.
d. Dùng quan hệ từ.
Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.
Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.
d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
Viết câu của em:………………………..
II - Phần viết:
1 . Chính tả: (Nghe – viết)
Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)
(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)
2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Bạn có cần Đáp án luôn ko?
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
- Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người quan tâm đến học sinh.
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
Viết câu trả lời của em:………………………
Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ?
a. công minh
b. công nhân
c. công cộng
d. công lí
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau:
“Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần
Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (0.5 điểm)
“Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”
Trạng ngữ:
Chủ ngữ:
Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (0.5 điểm)
Viết câu của em:…………………..
B. Phần viết
1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm)
2. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm)
Ai thi cuối học kì I (1) môn toán cả môn tiếng việt lớp 5 cho ình xin đề. Thứ 5 (năm) thi,đang cần gấp.
Những dấu ngoặc đơn là chú thích.
Bn có thể lên mạng tìm.
VD: Ở trên web h7.com
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
A. Đọc thành tiếng: (5đ)
- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI
B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)
1. Đọc thầm bài:
Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh…
2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?
a. Sáng
b. Trưa
c. Chiều
Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:
a. Sửa đường
b. Xây nhà
c. Quét vôi
Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:
a. Chiều/ đi học về
b. Chiều đi/ học về
c. Chiều đi học/ về
Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?
a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.
c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
b. Thị giác, vị giác, khứu giác.
c. Thị giác, thính giác, khứu giác.
Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
a. Trụ
b. Trụ bê tông
c. Trụ bê tông nhú lên
Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.
a. còn
b. và
c. mà
Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:
a. Cùng nghĩa
b. Nhiều nghĩa
c. Đồng âm
Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.
C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)
1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.
Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)
2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em
(Đề này vừa sưu tập xong)
______________________________o0o________________________________
thi cuối học kì môn tiếng việt lớp 5 tả gì vậy các bạn
Tả người thân đó bạn nhưng là đề năm ngoái
2k13 thì năm ni thì tiếng Việt đề văn gì
Có bạn nào huyện Thanh Liêm không cho mình xin Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Tiếng Việt huyện Thanh Liêm.
trên vn.đọc nha bn
tìm đó nha
trc khi tìm
k mk nhé