Viết một đoạn thân bài cho bài văn biểu cảm về cây hoa lan.
Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), bài Hoa học trò (Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9),Bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (Bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào.
Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
Văn miêu tả | Văn biểu cảm |
Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt. | Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống. |
Viết một bài văn biểu cảm về bài thơ Cảnh khuya
1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả
2. Thân bài
- Đoạn 1: cảm nghĩ về 2 cau đầu
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
- Đoạn 2: cảm nghĩ về 2 câu cuối
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
- Đoạn 3: qua nghệ thuật..................................................... ta thấy được..................................................
3. Kết bài
đọc lại đoạn văn về hoa hải đường ( bài 5), về An Giang (bài 6), bài Hoa học trò (bài 6), bài Cây sấu Hà Nội(bài 7), các đoạn văn biểu cảm(bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12), và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào?
zúp mk vs
.... ban thu len VietJack xem sao
Ô trống | Miêu tả | Biểu cảm |
Phương thức biểu đạt | miêu tả | biểu cảm |
Mục đích | nhằm tái hiện lại đối tượng(người, cảnh vật,..)để người tả hình dung được về nó. | nhằm nói lên suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Viết mở bài về bài văn biểu cảm về loài cây ( hoa mai)
Tham khảo!
Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay. Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.
I. Mở bài
– Vào những thời điểm cuối năm, nhà nhà ai nấy đều trang trí những cây mai tượng trưng cho mùa xuân thật đẹp.
– Những ngày tết mà có hoa mai trang trí trong nhà mang lại may mắn gia đình.
– Hoa mai thật đẹp và tượng trưng cho sắc xuân đất trời đang về.
II. Thân bài
– Hoa mai là cây thân gỗ, mảnh khảnh và chia thành nhiều nhánh khác nhau.
– Dáng cây mai gầy nhưng mỗi bông hoa xòe ra là một bàn tay ấm áp của chúa Xuân đang vỗ về biết bao trái tim mong chờ mùa xuân.
– Lá mai nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán xòe rộng.
– Gần Tết gia đình em mua cây mai và trang trí thêm các vật dụng trang trí cho cây mai thêm xinh tươi như các câu đối Tết, bao lì xì,…
– Lòng tôi cảm thấy rạo rực hơn khi trang trí những cây mai.
– Màu vàng của hoa hòa quyện với không khí của mùa xuân thật khiến cho lòng người thêm yêu háo hức cái Tết gần đến, mùa xuân đến cũng là thời điểm tụ họp của gia đình.
– Sắc vàng hoa mai nở làm những người con xa xứ bỗng nhớ nhà. Hoa mai còn tượng trưng cho sự may mắn, đoàn tụ gia đình.
III. Kết bài
– Hoa mai của miền nam còn tượng trưng cho mùa xuân, hạnh phúc, sum vầy gia đình.
– Hoa mai gắn liền với những ngày tết, hoa mang đến không khí ngày tết và mang lại vẻ đẹp thật tuyệt vời cho những ngày xuân về.
Chú ý: Khi viết bài văn biểu cảm hoa mai các em không nên xa đà vào văn miêu tả, hãy chú ý nêu những cảm nghĩ của bạn thân về loài cây em yêu. Chúc các em đạt điểm cao.
Tham khảo
Mấy độ nay, tiết trời chuyển rét ngọt. Vẫn là làn gió rét buốt ấy, nhưng đã có thêm những nắng vàng sưởi ấm. Báo cho người ta rằng, nàng xuân đã về đến bên hiên nhà. Đáp lại cái gọi khẽ khàng của nàng xuân, những cây mai cũng vội trở bông. Vàng ươm hết cả những khoảng trời.
Viết đoạn mở bài ( theo 2 cách ) cho đề bài sau:
a. biểu cảm về loài cây em yêu
b. biểu cảm về người thân
mồm bạn bảo dài thì thôi nhá
Viết đoạn văn phần mở bài, kết bài cho bài văn biểu cảm về cây phượng
Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu thích ( hoa hướng dương, ko chép mạng)
Sống mấy chục năm rồi :)) Chưa biết hình dạng cây hoa hướng dương ntn , sầu
Viết một bài văn ngắn biểu cảm về loài hoa bưởi.
Hoa bưởi, không phải cây bưởi.
Biểu cảm, không phải miêu tả.
TL
Mik ko bt mik ngu môn này , k cho mik nha
HT
Không trả lời được mà đòi k à, cho bay acc giờ 🌚
Biểu cảm không phải là miêu tả thì là gì vậy
Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về loài cây em yêu (cây j cx đc)
Lưu ý: Đoạn văn chứ ko phải bài văn
Tham Khảo:
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.
Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
THAM KHẢO
Tre là người bạn thân thiết nhất của nông dân Việt Nam và còn gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà còn góp phần công sức của mình công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện cổ tích về Thánh Gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân Việt Nam. Thế mới biết, từ những cuộc kháng chiến chống Mĩ, chông Pháp, ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu quân thù. Tre chính là phần ko thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân Việt Nam. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống và nó trở thành cây tre tinh thần, là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cai quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam. Dù ngày hôm nay, khi xã hội càng phát triển thì hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người con Đất Việt như một tiếng gọi thiêng liêng của quê hương, đất nước.