kể lại sư việc gióng gặp sứ giả trong truyền thuyết thánh gióng bằng lời kể của em
kể lại câu chuyện thánh gióng bàng lời của đàn em thánh gióng , bà mẹ hay thánh gióng hoặc sứ giả hoặc vua
kể lại truyền thuyết thánh gióng bằng lời của em
Tham khảo:
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Tham khảo:
Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành mà chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng ướm thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói.
Gặp lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó, cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm gạo đến giúp.
Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.
Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẩn trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời.
Vua Hùng nhớ ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó hàng năm vào tháng tư, ở đây hội Gióng được mở ra tưng bừng, nô nức, thu hút người khắp nơi về tham dự.
Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời của em.
Bài tham khảo: Kể chuyện Thánh Gióng
Xin chào các bạn, hôm nay tôi rất vui khi được kể cho các bạn nghe một câu truyện truyền thuyết mà tôi cực kì tâm đắc đó là truyền thuyết Thánh Gióng.
Các bạn biết không, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?
Lúc đó tình hình đất nước ta lâm nguy lắm các bạn ạ, giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.
Một điều kì lạ đã xảy ra, từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.
Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Vừa rồi, tôi đã kể cho các bạn nghe câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng, các bạn có thấy câu chuyện đó thật hấp dẫn và nhiều ý nghĩa không. Mặc dù đã đọc câu chuyện này rất nhiều lần nhưng mỗi lần đọc lại niềm tự hào lại trào dâng trong tôi. Nhắc nhở tôi phải cố gắng học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.
Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Tham khảo
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
TK:
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều vị anh hùng cứu nước, tiêu biểu trong đó là Thánh Gióng - biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của dân tộc ta. Sau đây, tôi sẽ kể mọi người nghe về truyền thuyết người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà.
Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng già tuy chăm chỉ làm ăn và có tiếng là sống phúc đức, nhưng mãi vẫn chưa có con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai và 12 tháng sau bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ là cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta, thế mạnh như chẻ tre. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Khi sứ giả đến làng Gióng, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.
Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con; đành phải nhờ bà con, làng xóm gom góp gạo để nuôi cậu bé. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ.
Vào lúc ấy, khi giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc tan vỡ, sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết.
Dẹp giặc xong, Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời.
Để nhớ ơn người anh hùng dẹp tan giặc Ân cứu nước, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.
Nhiều đời sau người ta còn kể, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình có màu ngả vàng là do dấu tích ngựa phun lửa bị cháy. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau. Đến nay, cứ mỗi dịch tháng Tư, làng lại mở hội gọi là "Hội khỏe Phù Đổng"
đóng vai sứ giả kể lại truyền thuyết thánh gióng(ngữ văn lp 6 ) dễ thuii
Em hãy kể lại truyền thuyết " Thánh Gióng " bằng lời văn của em.
Em hãy kể lại truyền thuyết " Thánh Gióng " bằng lời văn của em.
Trẻ em trên đất nước ta đều muốn làm tráng sĩ như Thánh Gióng. Em cũng thích câu chuyện về vị Phù Đổng Thiên Vương này và thỉnh thoảng lại kể lại cho em trai em nghe. Cu cậu nghe đi nghe lại câu chuyện này có khi đến hàng trăm lần mà vẫn chưa chán và luôn hỏi: “Chị ơi tại sao Thánh Gióng vươn vai một cái là thành tráng sĩ mà sáng nào em cũng vươn vai mấy lần nhưng vẫn bé tí thế này?”. Em chỉ cười đáp: “Bao giờ gặp Thánh Gióng chị sẽ hỏi cho”. Không ngờ, em đã gặp này trong mơ và được nghe những lời khuyên hết sức bổ ích. Em vẫn nhớ mãi về giấc mơ này.
Trong mơ, em thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ, ngôi nhà bên cạnh em im ắng lạ thường. Em định gõ cửa thì thấy một điều kì lạ xảy ra: tay em xuyên qua cánh cửa. em bèn bước vào. Rồi em nhìn thấy một bà mẹ đang ngồi cạnh cái nôi trong có đứa bé. Lúc đầu, em không biết đó là ai nhưng sau đó em biết là Thánh Gióng lúc nhỏ khi người mẹ than thở: “Trời ơi, sao tôi khổ thấy này? Chúng tôi chỉ có một đứa con trai nhưng đã lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói!”/
Đúng lúc đó, cậu bé bật đứng dậy, đòi mẹ gọi sứ giả vào. Cậu xin sứ giả roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để lên đường ra trận đánh giặc. Bà con hàng xóm láng giềng giúp đỡ cậu bằng cách góp cơm gạo, quần áo cho cậu, tiễn cậu đến tận cổng làng.
Em quan sát sự phi thường của Thánh Gióng khi người ra chiến trận đánh giặc, thầm phục ngài vì đã dùng hết sức lực của mình để cứu nước. Dường như dòng máu yêu nước đã chảy trong ngài là một cậu bé lên ba.
Khi Thánh Gióng đánh thắng quân giặc, ngài cởi áo giáp, chuẩn bị bay về trời thì em chạy đến. Khi bắt gặp ánh mắt khó hiểu của em, Thánh Gióng lên tiếng:
- Cháu có điều gì muốn hỏi ta phải không?
- Dạ vâng ạ! – Em đáp – Ngài làm thế nào mà lại có sức mạnh phi thường như vậy ạ?
- À, đó là do rất nhiều điều. Thứ nhất, ta không chỉ là con của nhân dân Văn Lang vĩ đại mà còn là con của thần thánh. Ta đã lớn lên tại đất Việt, ta biết ơn bố mẹ ta và những người láng giềng tốt bụng, luôn luôn sẻ chia, giúp đỡ nhau.
Thứ hai, hãy luôn về phe chính nghĩa thì cháu sẽ luôn chiến thắng. Đứng về phe ác. Ở đó, cháu sẽ bị nhiễm thói xấu xa, độc ác.
Thứ ba, hãy chăm tập luyện, vận động và giữ vững sự khỏe khoắn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật trong sạch.
Và điều cuối cùng: Cháu thử xem ai đã cho ta cái ăn, cái mặc? đó là nhân dân. Nhưng nếu chỉ một người tì chắc ta sẽ không bao giờ được như thế này. Phải có sự đoàn kết, cháu ạ. Và đoàn kết là sức mạnh phi thường nhất, cũng là chìa khóa của thành công.
Hãy ghi nhớ lời ta. Kết hợp cả bốn điều trên, ta sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi. Hãy nhớ nhé!
Em chưa kịp nói lời cảm ơn thì “Reeng… Reeng…”, cái đồng hồ báo thức kêu lên. Em ngẫm nghĩ về lời khuyên của Phù Đổng Thiên Vương và thấy nó thật là có ích. Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ áp dụng những lời khuyên của ngài vào cuộc sống.
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
#Japhkiel#
đóng vai sứ giả kể lại truyền thuyết thánh gióng(ko chép mạng nha)
ai nhanh mk tk cho
ai làm đc thì cũng chịu
bạn hãy thế vài từ trong đó là đc
- Tôi xin tự giới thiệu với các bạn , tôi là Hùng , tôi là một nhà bác học của thế kỉ 23 , tôi đã dùng cổ máy thời gian , quay về quá khứ để chứng kiến Thánh gióng dũng mãnh như thế nào , các bạn hãy cùng tôi khám phá nhé !
- Thánh gióng hay còn gọi là Thánh , sinh năm 2003TCN , thuộc lãnh thổ Văn Lang , là con của một gia đình đại tư sản thuộc dòng dõi hoàng tộc cao quý . Năm 1990 TCN phát xít Mỹ tấn công Văn Lang , Hùng vương thứ 18 bị đánh bại một cách thảm hại , nhân cơ hội đó Thục Phán đã lật đổ vua Hùng , lập ra nước Âu Lạc , tự xưng là AN Dương Vương . Sau đó kí hiệp ước Nhâm Tuất với Mỹ , chia đất nước làm 2 phần :
+ từ Sông Hoàng Hà trở ra miền Bắc thuộc phát xít Mỹ ( tổng thống Donald trump )
+ từ sông Hoàng Hà trở vào miền Nam thuộc nước Âu Lạc ( An Dương Vương )
- Năm 1911 TCN khi thấy đất nước bị chia cắt , bị bọn giặc ngoại xâm chà đạp thì lòng yêu nước trong trái tim Thánh bõng sục sôi . Thánh quyết chí ra đi tìm đường cứu nước . Vào ngày 5/6/1911 TCN tại bến cảng nhà rồng , Thánh đã ra đi tìm đường cứu nước ..
- sau 700 năm phiêu bạc trên giang hồ , băng qua các lục địa , tung hoành ngang dọc trên biển cả , cuối cùng Thánh đã trở về mảnh đất quê hương . Bây giờ Thánh không còn là thằng sửu nhi của ngày xưa nữa , mà đã trở thành một chiến binh .
- cũng chính vào lúc này , các thế lực ngoại xâm hùng mạnh tấn công Âu Lạc , chúng coi Âu Lạc như một miếng mồi ngon , bọn chúng giành nhau cắn xé :
+ Triệu Đà dẫn 83 vạn quân mông cổ từ phương bắc tràn xuống
+ Alexender đại đế dẫn 200 vạn quân Hi Lạp từ châu Âu đến
+ lê-ô-pát với 1,2 triệu quân Ai Cập từ châu phi đùn đùn kéo đến
+ và có cả đại quân đội của Liên Hợp Quốc
tất cả bọn chúng như một lũ sói đang chết đói từ năm sáu đời trước vậy
-Triệu Đà cho 10 vạn quân tấn công thành cổ loa , An Dương Vương mang nỏ thần ra bắn , nhưng Triệu Đà đang mặc đồ phản dame ,
An Dương Vương bị phản sát thương , chết tại chổ , chưa kịp nói lời chăn chối
- Thánh đã thay thế vị trí của An Dương Vương lãnh đạo các chiến binh Âu Lạc chống lại Triệu Đà .
- Để nâng cao tinh thần chiến đấu của ba quân , Thánh đã sáng tác ra 2 bài thơ : " Nam quốc sơn hà " và " hịch tướng sĩ " thì lập tức khí thế ba quân như hổ báo nuốt trôi trâu , gợi ra " Hào khí Đông A "
1 ) TRẬN THỨ NHẤT
- Năm 1211 TCN , Triệu Đà sai Quan Vũ tấn công thành Thăng Long , Thánh dùng kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng , bắt sông được Quan Vũ , tiêu diệt 80 vạn quân Mông cổ , bắt sống được 3 vạn , thu được 30.000 thuyền chiến loại lớn , 500.000 giáp , 700.000 vũ khí , và còn tịch thu được " Thanh Long Đại Đao " của Quan Vũ .
- Biết không thể thắng bằng sức mạnh , Triệu Đà đã bày mưu gã con trai là Trọng Thuỷ qua làm con rễ của Thánh để đánh cắp sức mạnh của Thánh . Nhưng mà Thánh không có con gái ,không có vợ làm gì có con . Thánh đã chặt đầu Trọng Thuỷ gửi về cho Triệu Đà , Triệu Đà tức quá , học máu , chết .....chết .
2 ) TRẬN THỨ HAI
- Năm 1002 TCN , Alexender sai tướng khỉ Hanuman tấn công thành phố Hồ Chí Minh , Thánh đã dùng kế vườn không nhà trống , không chừa cái gì cho kẻ thù . quân Hi Lạp không có gì để ăn , Hanuman cũng không có chuối đẻ mút .
- khi Hanuman đã thèm chuối đến không thể chịu nổi , Thánh đã dùng chuối để dụ Hanuman vào ải Chi Lăng , Thánh đẵ dùng Thanh Long Đại Đao chém đứt đuôi Hanuman
- khi bị mất đuôi , Hanuman không thể chịu nổi sự nhục nhã ( trong thế giới của loài khỉ thì cái đuôi là quan trọng nhất , nó là niềm kiêu hãnh , đuôi càng dài thì chứng tỏ con khỉ đó càng có quyền lực ) nên Hanuman đã tự tử bằng cách ăn một lược 180 nải chuối , mắc nghẹn chết .... chết . ... Âu Lạc chiến thắng
3 ) TRẬN THỨ BA
- Năm 800 TCN ,nữ hoàng lê-ô-pát phát lệnh tổng tấn công Điện Biên Phủ . 1,2 triệu quân Ai cập hùng hổ xông vào trận địa , thằng nào thằng nấy mạnh như Siêu saiyan . biết không thể thắng bằng sức mạnh , Thánh đã dùng chiêu " mĩ nam kế " . Do vì quá mê trai nên lê-ô-pát đã đầu hàng Thánh và làm ghệ của Thánh .....Âu Lạc thắng lớn
4 ) TRẬN THỨ TƯ
- Năm 700 TCN , khi thấy Triệu Đà , Alexender , lê-ô-pát đều thất bại dưới tay của Thánh . Liên Hợp Quốc cũng phải khiếp sợ . LHQ đã đầu hàng Thánh vô điều kiện ..... Âu Lạc toàn thắng
5 ) TRẬN CUỐI CÙNG
- Sau 4 trận thắng hào hùng , Âu Lạc được thái bình hơn 1000 năm .
- Năm 789 SCN , Donald Trump phá vỡ hiệp ước Nhâm Tuất , dùng bê tông líp kín sông Hoàng Hà lại luôn , phá vỡ ranh giới . Donald Trump muốn thâu tóm cả Âu Lạc . Hắn ta phát lệnh cuộc " thập tự chinh " vào lãnh thổ Âu Lạc .
- Khi vừa nhận được tin báo , Thánh đã phát lệnh " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " . Đại đoàn kết toàn dân tộc .
LỰC LƯỢNG THAM CHIẾN
ÂU LẠC | MỸ |
Chỉ huy : + Đại vương : Thánh + tổng tư lệnh : Bùi Hiền + đại tướng : Võ Nguyên Giáp + đại tướng : Võ Văn Kiệt + thượng tướng : Trường Chinh + trung tướng : Phạm Văn Đồng + 12 đại tá , 20 thượng tá khác + 298 sĩ quan . | + tổng thống Donald Trump + đại tướng : Nava + thượng tướng : Đơxcactorio + trung tướng : osama binladen + trung tương : Rivie + thiếu tướng : MoHamed Shala + thiếu tướng : Lukaku + thiếu tướng : Nguyễn Quang Hải + rất nhiều sĩ quan khác ... |
Lực lượng : + 2,3 triệu quân chủ lực + 200 ngàn quân tinh nhuệ + 500 ngàn kiếm khách + 1 triệu quân du kích + 20 ngày thuyền chiến loại vừa + 50 ngàn xe tăng + 40 ngàn máy bay mic21 + 800 ngàn tấn lựu đạn và thuốc súng các loại | Lực lượng : + 2,5 triệu quân viễn chinh + 500 ngàn lính bắn tỉa + 500 ngàn lính đánh thuê + 1384 tàu sân bay + 3843 chiến hạm khổng lồ + 3456788 xe tăng công suất lớn + 64000 B52 + 42299 máy bay tiêm kích + 43546 phi cơ loại lớn + 43567899 phản lực + bom , mìn , thuốc súng các loại . |
- Sau 400 năm chiến đấu oanh liệt , cuối cùng Âu Lạc là những kẻ chiến thắng .
- Donald Trump thua cuộc không biết làm thế nào , dành phải dùng thuật triệu hồi Washington sống lại .
- Washington thách đấu tay đôi với Thánh , với lòng quả cảm , sức mạnh của một chiến binh , Thánh đã vặt hết lông của Washington sau 12 năm chiến đấu , cuối cùng Thánh đã bẻ gảy cổ của Washington . Mỹ đầu hàng Âu Lạc .----> Âu Lạc đại thắng .
- Sau đó thánh lên ngôi hoàng đế , tự xưng là " Thánh Gióng Đại Đế " , đặt tên nước là Việt Nam , lập ra bá nghiệp ngàn thu .
Tác giả : Võ Phi Hùng
Chữ kí
mọi người k nha , lâu lâu xàm một chút
Trong vai sứ giả, hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng. Là học sinh hiện đang được học dưới mái trường tươi đẹp, được sống trong hòa bình, em làm gì để xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
Yêu cầu chung:
- Học sinh kể theo ngôi thứ nhất trong vai sứ giả..
- Người kể được thay đổi thứ tự sự việc vì sứ giả xuất hiện sau và người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
- Bài viết có bố cục rõ ràng
* Yêu cầu cụ thể:
- MB: Xây dựng tình huống để giới thiệu vai người kể ( sứ giả) và giới thiệu câu chuyện Thánh Gióng.
- TB: Kể diễn biến chi tiết theo các sự việc phụ thuộc vai người kể:
- Sứ giả được vua sai đi tìm người tài giỏi.
- Sứ giả đến làng Gióng, gặp mẹ Gióng, gặp Gióng.
- Biết được câu chuyện Gióng sinh ra.
- Sứ giả về tâu vua sắm cho Gióng những thứ Gióng cần.
- Khi mang đến biết được câu chuyện Gióng lớn lên, dân làng góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ, Gióng ra trận đánh giặc.
- Đánh thắng giặc, Thánh Gióng và ngựa bay về trời.
- KB: Vua nhớ công phong là Phù Đổng Thiên Vương dựng đền thờ ở quê nhà.
- Liên hệ bản thân: Là Học sinh được học dưới mái trường tươi đẹp chúng em phải biết ơn công lao của các vị anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ hòa bình cho đất nước.
- Chúng em phải tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa để xây dựng đất nước sánh vai với các nước tiến bộ trên thế giới.
- Chúng em phải rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan, đội viên tốt, cháu ngoan bác Hồ xứng đáng với sự hi sinh của các anh hùng...
Yêu cầu chung:
- Học sinh kể theo ngôi thứ nhất trong vai sứ giả..
- Người kể được thay đổi thứ tự sự việc vì sứ giả xuất hiện sau và người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
- Bài viết có bố cục rõ ràng
* Yêu cầu cụ thể:
- MB: Xây dựng tình huống để giới thiệu vai người kể ( sứ giả) và giới thiệu câu chuyện Thánh Gióng.
- TB: Kể diễn biến chi tiết theo các sự việc phụ thuộc vai người kể:
- Sứ giả được vua sai đi tìm người tài giỏi.
- Sứ giả đến làng Gióng, gặp mẹ Gióng, gặp Gióng.
- Biết được câu chuyện Gióng sinh ra.
- Sứ giả về tâu vua sắm cho Gióng những thứ Gióng cần.
- Khi mang đến biết được câu chuyện Gióng lớn lên, dân làng góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ, Gióng ra trận đánh giặc.
- Đánh thắng giặc, Thánh Gióng và ngựa bay về trời.
- KB: Vua nhớ công phong là Phù Đổng Thiên Vương dựng đền thờ ở quê nhà.
- Liên hệ bản thân: Là Học sinh được học dưới mái trường tươi đẹp chúng em phải biết ơn công lao của các vị anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ hòa bình cho đất nước.
- Chúng em phải tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa để xây dựng đất nước sánh vai với các nước tiến bộ trên thế giới.
- Chúng em phải rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan, đội viên tốt, cháu ngoan bác Hồ xứng đáng với sự hi sinh của các anh hùng...
Yêu cầu chung:
- Học sinh kể theo ngôi thứ nhất trong vai sứ giả..
- Người kể được thay đổi thứ tự sự việc vì sứ giả xuất hiện sau và người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
- Bài viết có bố cục rõ ràng
* Yêu cầu cụ thể:
- MB: Xây dựng tình huống để giới thiệu vai người kể ( sứ giả) và giới thiệu câu chuyện Thánh Gióng.
- TB: Kể diễn biến chi tiết theo các sự việc phụ thuộc vai người kể:
- Sứ giả được vua sai đi tìm người tài giỏi.
- Sứ giả đến làng Gióng, gặp mẹ Gióng, gặp Gióng.
- Biết được câu chuyện Gióng sinh ra.
- Sứ giả về tâu vua sắm cho Gióng những thứ Gióng cần.
- Khi mang đến biết được câu chuyện Gióng lớn lên, dân làng góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ, Gióng ra trận đánh giặc.
- Đánh thắng giặc, Thánh Gióng và ngựa bay về trời.
- KB: Vua nhớ công phong là Phù Đổng Thiên Vương dựng đền thờ ở quê nhà.
- Liên hệ bản thân: Là Học sinh được học dưới mái trường tươi đẹp chúng em phải biết ơn công lao của các vị anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ hòa bình cho đất nước.
- Chúng em phải tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa để xây dựng đất nước sánh vai với các nước tiến bộ trên thế giới.
- Chúng em phải rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan, đội viên tốt, cháu ngoan bác Hồ xứng đáng với sự hi sinh của các anh hùng...
Trong mơ, em lạc vào thế giới những truyền thuyết của thời đại mở đầu lịch sử dân tộc. Ở đó, em gặp Thánh Gióng và được chàng kể cho nghe về chuyện mình đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Âu cứu nước.
Em hãy ghi lại lời kể của Thánh Giongs trong cuộc gặp tưởng tượng đó.
Giúp tui với.......
Tham Khảo !
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kỳ tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ ..
Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.
Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Ồ kìa! Lạ chưa! Có một đám mây ngũ sắc giống hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:
– Chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?
Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:
– Thưa ngài! Em và các bạn chỉ ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.
Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian
– Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.
Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kỹ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dẫn giữa những đám mây trắng như bông.
Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chỉ có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.
Tham khảo nha em:
Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động của đám rước ban chiều.
Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thì vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vào trong làn khói sương và ngạc nhiên thấy trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toán loạn tìm đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấy rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thì bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.
Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thần tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.
– Ngài có phải Thánh Gióng – ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?
Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:
– Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?
– Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài…
– Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?
– Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có được không?
Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiếng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:
– Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,tình yêu thương,… của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ dàng vươn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quả của tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều cây tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.
Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chỉ còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói…
Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:
– Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.
Em mở mắt, choàng tỉnh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rất thú vị. Giấc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyết” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nước cũng như xây dựng xã hội mới sau này.
Bn tham khảo
Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động của đám rước ban chiều.
Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thì vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vào trong làn khói sương và ngạc nhiên thấy trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toán loạn tìm đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấy rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thì bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.
Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thần tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.
– Ngài có phải Thánh Gióng – ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?
Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:
– Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?
– Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài…
– Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?
– Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có được không?
Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiếng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:
– Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,tình yêu thương,… của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ dàng vươn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quả của tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều cây tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.
Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chỉ còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói…
Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:
– Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.
Em mở mắt, choàng tỉnh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rất thú vị. Giấc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyết” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nước cũng như xây dựng xã hội mới sau này.