Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 11 2019 lúc 13:47

Bố cục:

Hồi 4 gồm 2 lớp kịch: Lớp 2 và lớp 3.

●    Lớp 2: Thơm bình tĩnh cứu 2 cán bộ Cách mạng.

●    Lớp 3: Cuộc đối thoại của Thơm- Ngọc.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ML
3 tháng 3 2022 lúc 17:42

Tham khảo :

Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:

Mở bài: 

- Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)

Thân bài: 

- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)

- Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)

- Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.

Kết bài: 

Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên. 

Bình luận (0)
VN
3 tháng 3 2022 lúc 17:48

tk

A, MB

- giới thiệu danh lam thắng cảnh: Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

- giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

B, TB

1, Hồ Hoàn Kiếm

- Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

- Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

2, Đền Ngọc Sơn.

- Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật.

- Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

- Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào.

- Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền.

- Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng.

- Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

C, KB

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

BÀI LÀM

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 1 2024 lúc 10:20

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “lá cành”: Dấu hiệu và trạng thái bất ngờ của tác giả khi thiên nhiên giao mùa.

- Phần 2: Tiếp đến “bước chân người”: Đặc điểm thiên nhiên khi giao mùa.

- Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả.

=> Từ bố cục, ta thấy được văn bản đã thể hiện rõ yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản. Qua đó, ta thấy được tình cảm, tâm tư, những suy nghĩ của nhà văn về Hà Nội.

Bình luận (0)
AA
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
LS
9 tháng 11 2021 lúc 20:51

D

Bình luận (0)
MA
9 tháng 11 2021 lúc 20:51

D

Bình luận (0)
NP
9 tháng 11 2021 lúc 20:52

D

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
BT
18 tháng 5 2017 lúc 19:57

1. bài Lao Xao ;

Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: từ đầu đến lặng lẽ bay đi: cảnh chớm hè ở làng quê.
• Phần 2: còn lại: thế giới các loài chim.

Bình luận (0)
BT
18 tháng 5 2017 lúc 19:58

2.

Bố cục bài Bài Học Cuối Cùng :

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Bình luận (0)
BT
18 tháng 5 2017 lúc 19:59

3. bố cục bài Lượm :

3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến "cháu đi xa dần..."): Cuộc gặp gỡ ở Huế.

Phần 2 (tiếp đến "hồn bay giữa đồng..."): sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.

Phần 3 (còn lại): Lượm sống mãi với non sông đất nước.

Bình luận (0)