Những câu hỏi liên quan
TQ
Xem chi tiết
TQ
3 tháng 4 2023 lúc 20:08

Help me

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
16 tháng 8 2021 lúc 19:53

KO SAO CHÉP VĂN MẪU Ạ, HICC=((

Bình luận (0)
H24
16 tháng 8 2021 lúc 19:58

tham khảo:

Từ một tác phẩm bình thường của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ, niềm tự hào của văn học Việt Nam. Trong những đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du, có nghệ thuật tả người. Đoạn trích "chị em Thúy Kiều" có thể được coi là một đoạn thơ tiêu biểu của nghệ thuật ấy. Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại. Họ mang cái cốt cách thanh cao của cây mai và cái tinh thần trắng trong của tuyêt. Tuy thế, dẫu “mười phân vẹn mười”, cái đẹp của hai chị em vẫn là “mỗi người một vẻ”. Khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời. Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ” để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Tài của Kiều là cái tài toàn diện của nghề phong lưu: cầm, kì, thi, họa, mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn. sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Người hiếm có như thế thì có thể gặp tột cùng hanh phúc, hoặc có thể tột cùng đau khổ. Tả tài sắc Thúy Kiều, thật ra Nguyễn Du đã dự báo cho thân phận của nàng. Không đi vào chi tiết, Nguyễn Du chỉ nói lên cái thần của nhân vật bằng những nét tiêu biểu nhất, đó chính là điều đặc sắc trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DK
24 tháng 10 2021 lúc 18:48

Tham khảo:

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,.... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu, mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. 

Bình luận (0)
HP
Xem chi tiết
MN
4 tháng 10 2021 lúc 21:49

Em tham khảo:

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê" ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.

 
Bình luận (0)
VC
4 tháng 10 2021 lúc 21:50

Ông giáo-một người có tri thức,có học thức,là người hàng xóm,người bạn tri kỉ của lão Hạc.Ông giáo luôn quan tâm lão Hạc,biết mọi chuyện về lão,con lão đi làm ăn ở đồn điền,lão bán cho,...chuyện gì ông giáo cũng đều biết.Ông luôn thương xót cho cuộc đời của lão Hạc,đã về già cần nơi nương tựa nhưng không có ai chăm sóc.Khi hạn hán đến,khiến mất mùa liên miên,ông thấy lão Hạc nhịn đói,lâu lâu mới kiếm được củ khoai,củ ráy lót dạ.Ông liền mời lão ăn khoai,mời lão uống nước chè.Nhưng lão không ăn,không uống,từ chối đến hách dịch.Ông giáo cũng không giận dỗi,chán ghét người bạn hàng xóm,ông cũng biết và cũng hiểu cho hoàn cảnh của lão.Ông giáo quả thật là một người bạn tri kỉ tốt bụng!Đến một ngày,ông thấy Binh Tư kể lão Hạc sang xin bả chó,ông giáo lúc đầu cũng không tin nhưng rồi cũng cảm thấy buồn.Ông buồn cho lão Hạc,ông nghĩ một người đã chót khóc vì con chó mà giờ đây lại biến chất,trở thành người xấu.Nhưng rồi,khi chứng kiến cái chết của lão Hạc,ông mới nhận ra được tất cả.Ông nghĩ cuộc đời không đáng buồn vì lão Hạc vẫn giữ đc phẩm chất trong sạch,không bị tha hóa biến chất.Nhưng ông vẫn buồn,buồn vì bản thân mình,một người có học,có tri thức,hiểu biết nhưng cũng không thể cứu vớt được những con người có số phận bi thảm như lão Hạc.

Bình luận (2)
LL
Xem chi tiết
LL
5 tháng 5 2022 lúc 21:33

10-12 câu ạ

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
DL
29 tháng 11 2021 lúc 8:15

Giúp mình với mình đang cần gấp !

 

 

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết