Những câu hỏi liên quan
OY
Xem chi tiết
TH
27 tháng 10 2021 lúc 18:03

Nè!

(Nghĩa đen) Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài. (Nghĩa bóng) Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.

Bình luận (2)
H24
27 tháng 10 2021 lúc 20:46

hỏi ngu thế .-.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NK
4 tháng 1 2021 lúc 16:23

Có ý nghĩa: Nên coi trọng yếu tố phẩm chất chất bên trong của một con người hơn là vẻ bề ngoài của họ.

Bình luận (0)
JP
4 tháng 1 2021 lúc 16:33

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là gì?

Đây là một lời khuyên nên coi trọng yếu tố phẩm chất chất bên trong của một con người hơn là vẻ bề ngoài của họ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NA
14 tháng 1 2018 lúc 9:25

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. 

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. 

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. 

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

Nhớ k mk nha!

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
SK
2 tháng 5 2022 lúc 8:51

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là truyền thống quý báu dân tộc, nhắc nhở chúng ta cần phải xem xét mọi điều từ bên trong và trải nghiệm từ xưa đến nay chúng ta có thể thấy điều đó rất dễ dàng, thể hiện những điều tốt nhất từ con người, trong cuộc sống hiện nay, con người cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn, nó sẽ chi phối mạnh mẽ mọi việc làm của chúng ta và đem lại những điều có giá trị và ý nghĩa nhất

Bình luận (0)
H24
2 tháng 5 2022 lúc 8:53

Thành ngữ ( nghĩa đen).Khi đánh giá vật dụng làm gỗ,người ta quan tâm đến ruột gỗ,thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc,nước sơn bên ngoài.(Nghĩa bóng)Đánh giá 1 con người,nên quan tâm phẩm chất hơn là ngoại hình của họ.

Bình luận (0)
VH
2 tháng 5 2022 lúc 16:21

Nghĩa là những người có tâm hồn đẹp hơn là những người chỉ có bề ngaoif đẹp

Bình luận (0)
KS
Xem chi tiết
NS
27 tháng 6 2017 lúc 14:29

một con người có nhân phẩm và đạo đức bao giờ cũng được mọi người quý trọng  nếu con người không có nhân phẩm chú trọng sắc đẹp mọi người sa lánh  "cái nết đánh chết cái đẹp"

Bình luận (0)
H24
27 tháng 6 2017 lúc 14:26

nghĩa là:!!!!!!!!!!!!!!! đây là toán ko phải văn hiểu chưa!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
DQ
27 tháng 6 2017 lúc 14:26

bạn ko nên đưa những câu hỏi ko liên quan đến toán

Bình luận (0)
BD
Xem chi tiết
VM
2 tháng 11 2021 lúc 15:38

Trẻ già măng mọc: Lớp trẻ nối tiếp lớp già

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Coi trọng vẻ đẹp bên trong hơn vẻ bề ngoài.

@Bảo

#Cafe

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 12 2018 lúc 9:35

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (2đ)

   + Nghĩa đen: Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài.

   + Nghĩa bóng: Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.

Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã chỉ ra mối quan hệ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của một con người, từ đó đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. (2.5đ)

- Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó chứ không dừng lại ở hình thức bề ngoài. (2.5đ)

- Trong cuộc sống cần có sự cân đối, hài hòa giữa hình thức và nội dung, con người cần biết liên kết chặt chẽ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của mình. (1đ)

- Liên hệ bài học dành cho bản thân. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khẳng định lại bài học của câu tục ngữ.

Bình luận (0)
PU
Xem chi tiết
AV
7 tháng 4 2016 lúc 21:21

Từ bao giờ đến bây giờ, ca dao tục ngữ luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và sâu sắc. Nó ra đời giữa những vui buồn trong cuộc sống của loài người và nó sẽ kết bạn với con người cho đến ngày tận thế. Bởi từ xưa đến nay, những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu vẫn luôn là lời răn dạy giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ và tầm cao của giá trị sống. Trong số đó, những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất và đức hạnh luôn là thiết yếu nhất, bởi lẽ phẩn chất và đức hạnh là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của con người:
“Cái nết đánh chết cái đẹp” 
Trong mỗi con người đều có cái ác, cái thiện; mặt xấu và mặt đẹp. Không ai là hoàn thiện cả - “Nhân vô thập toàn”. Có người cho rằng: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nhưng câu nói ấy chỉ mang tính tương đối mà không hoàn toàn đúng. Một người có cái nết là một người lúc nào cũng hướng về người khác, có hành vi tốt và có đạo đức đẹp (theo quan niệm của Phật giáo). Còn đối với “cái đẹp” ta có thể hiểu rằng “cái đẹp” là hình thức, diện mạo bên ngoài; một người sẽ được cho là đẹp khi những đường nét của người ấy đạt đến sự tối cao của cái được gọi là “sắc đẹp hoàn hảo”.
Cũng như câu nói của Bác: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” thì “Cái nết đánh chết cái đẹp” cũng vậy! Người có nết nhưng không đẹp sẽ là người không được ưa nhìn nhưng luôn được mọi người yêu quý bởi cái nết của mình. Ngược lại, người được tạo hóa ưu ái phú cho nhan sắc kiều diễm nhưng lại không có nết cả bên ngoài lẫn bên trong tâm thức, thì con người này sẽ luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý và cứ như thế họ sẽ chẳng đoái hoài gì đến cái nết – một trong những phẩm chất thiết yếu của con người. Với con người như vậy thì hẳn rằng ngoài sự chú ý của ...người khác đối với mình vì sắc đẹp vốn có của bản thân họ sẽ chẳng nhận được gì cả vì đã tự đánh mất cái nết vốn có của mình.
Theo quan niệm của phương Đông: “Nhân chi sơ tính bổn thiện” – con người từ khi sinh ra thì ai cũng có cái thiện ở trong tâm. Nhưng cái thiện đso có được phát huy trọn vẹn hay không thì còn phụ thuộc vào quá trình tôi rèn nhân phẩm của mỗi chúng ta. Tạo hóa đã tạo ra con người không thập toàn để con người đi theo hai trường phái đối lập: có nết và chẳng ưa nhìn; có sắc và luôn lúng sâu vào những hoa mĩ về ngoài. Nhưng con người vẫn có thể bừng tỉnh khỏi những “hố sâu không đáy” và vươn lên với chính bản thân mình để hướng ý thức, đạo đức của mình vươn tới chân, thiện, mỹ.
Một người có nết và biết làm đẹp cho bản thân của mình thì sẽ là người hoàn hảo, bởi trên đời này, không có người nào là xấu, mà chỉ có người không biết làm đẹp. cũng như thế, một người đã có sẵn ưu thế về sắc đẹp thì chỉ cần bỏ thời gian ra và rèn luyện lại cái nết của mình một cách tự giác thì cũng sẽ trở thành một người thập toàn, thập mĩ và nhận được sự quý mến của nhiều người.
“Cái nết đánh chết cái đẹp” Câu nói như có vẻ mang tính khẳng định nhưng lại không hẳn là như vậy. Dường như nó chỉ đúng về một phương diện, khía cạnh nào đó. Nhưng nếu xét tổng thể thì có vẻ như câu nói ấy đã bị sai lệch về mặt bản chất. Mỗi con người đều có mặt tốt và mặt xấu ở trong lòng. Vậy ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phẩn xấu bị mất dần đi.

Bình luận (0)
AV
7 tháng 4 2016 lúc 21:20

Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm. Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ :“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu màông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơntốt nước sơn”.Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biếtbao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năngtrí tuệ của con người.Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nêndựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc

Bình luận (1)
PU
9 tháng 4 2016 lúc 14:12

thanks bạn nhưng mình đã kiểm tra bài này  mấy ngày trước rồi :(

Bình luận (0)
GN
Xem chi tiết
NT
11 tháng 8 2021 lúc 19:46

cặp từ trái nghĩa: gỗ - nước sơn

Vì sơn nghĩa là ở bên ngoài và gỗ nghĩa là bên trong

Bình luận (0)
HT
27 tháng 9 2022 lúc 20:56

sai rồi!

Bình luận (0)
VH
5 tháng 3 2023 lúc 20:44

 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

 

Bình luận (0)