Những câu hỏi liên quan
TP
Xem chi tiết
GD

Một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa):

+ Giống nhau: Đều là những cô bé có hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, không được hưởng một cuộc sống có “cơm ngon áo đẹp”.

+ Khác nhau:

– Cô bé bán diêm: Có cuộc sống bất hạnh, không có sự yêu thương, bảo vệ của gia đình. Em phải tự mình kiếm tiền mang về cho bố, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Số phận của em là một số phận đầy bi kịch khi em đã không thể chông chọi được sự khắc nghiệt của cuộc sống, đã chết đi, về với vòng tay yêu thương của bà.

– Hiên: Em vẫn có mẹ bên cạnh chăm sóc, vẫn có bạn bè, có hai chị em Sơn quan tâm, yêu thương và đùm bọc.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
18 tháng 12 2023 lúc 13:51

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật: cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và bé Hiên (Gió lạnh đầu mùa) 

+ Điểm giống: Cả hai đều là những em nhỏ cùng lứa tuổi. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét. 

+ Điểm khác: Cô bé bán diêm phải sống trong sự thiếu thốn tình thương của người cha, không được chăm sóc, yêu thương; sống giữa sự thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh, kết cục em phải chịu cảnh chết đói, chết rét ngay trong đêm giao thừa. Còn cô bé Hiên mặc dù nhà nghèo, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông nhưng vẫn được bạn bè sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ. Cuối truyện, mẹ Sơn còn cho mẹ bé Hiên mượn tiền để may áo cho em. 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
25 tháng 10 2018 lúc 8:36

- Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

* Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần

* Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

- Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

* Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình

* Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em

- Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
H24
12 tháng 10 2021 lúc 12:46

Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơm, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực.

Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

Em bé đã chết mà đôi mắt vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
H24

Tham khảo

Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút

Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi đi

Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình

Bình luận (0)
DK
16 tháng 10 2021 lúc 20:26

Vì người cha bắt phải đi bán diêm

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
GH
26 tháng 8 2021 lúc 9:49

-Tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm : số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp , có ước mơ về một mái ấm .

-Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé : phê phán sự vô tâm lạnh nhạt của người qua đường và sự bốc lột hành hạ của người cha 

Bình luận (0)
SS
Xem chi tiết
H24
6 tháng 10 2021 lúc 6:41

Tham khảo:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết

Cô bé đã trải qua 4 lần quẹt diêm với những tưởng tượng lần lượt xuất hiện: - Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi - mong muốn lúc này có được sự ấm áp. - Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay - mong muốn được no bụng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
L2

Trong văn bản cô bé bán diêm cô bé quẹt diêm mấy lần kể những lần hiên ra 

Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi 

- Lần quẹt diêm thứ hai:  thấy bàn ăn có con ngỗng quay

Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến

- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VM
25 tháng 10 2021 lúc 15:14

Lần 1. Lò sưởi 

Lần 2. Ngỗng quay

Lần 3. Cây thông Noel

Lần 4. Người bà

@Bảo

#Cafe

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NQ
Xem chi tiết
MN
27 tháng 11 2021 lúc 21:28

Em tham khảo:

Đề 1:

1. Mở Bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Andersen, nhà văn của thiếu nhi, nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích thần kì, huyền bí.

+ Truyện "Cô bé bán diêm" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất, kể về một cô bé mồ côi nghèo khổ, bất hạnh phải đi bán diêm giữa mùa đông giá rét.

+ Nhân vật cô bé bán diêm được xây dựng với cuộc sống vất vả, tội nghiệp, luôn khao khát được yêu thương, hạnh phúc trong vòng tay gia đình.

2. Thân Bài

- Tóm tắt câu chuyện

+ Cô bé bán diêm là một bé gái có hoàn cảnh đáng thương: Mẹ mất sớm, bà qua đời.

+ Người cha nghiện rượu luôn bắt em phải làm việc, sống trong căn gác tối tăm, bẩn thỉu.

+ Trong đêm Giáng sinh, khi những đứa trẻ khác được quây quần bên gia đình, em phải đi bán diêm kiếm tiền, nếu không sẽ bị cha mắng chửi.

- Tính cách tốt đẹp của cô bé:

+ Thiện lương, trong sáng

+ Cô bé bán diêm là một đứa trẻ có niềm tin vào cuộc sống, luôn khát khao được yêu thương, được hạnh phúc.

- Phân tích từng lần em quẹt diêm sưởi ấm và những ảo ảnh em bé nhìn thấy để làm nổi bật luận điểm trên

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm

Đề 2:

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.

 

2. Thân bài

a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm

Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút

Phải đi bán diêm kiếm tiền

Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.

b. Về kết thúc truyệnEm đã đón nhận một cái chết thương tâm - chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.

c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.

Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả

Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm

Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.

 

e. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.

Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.

Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Bình luận (1)