hay ta 1 bai van ta canh que huong cua ban .
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
hay viet doan van ta canh binh minh tren que huong em
ai lam nhanh va hay nhat minh se ket ban va cho 1 like
Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .
"Hôm qua em đi chùa Hương. Hoa cỏ còn mờ hơi sương"... Mỗi lần nghe câu hát đó là tôi lại nhớ về quê hương. Nơi có dòng sông, đáy uốn lượn quanh co, có cánh đồng cò bay mỏi cánh, tít ở ngoài xa có dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp. Nhưng tôi yêu hơn tất cả là cánh đồng lúa vào mỗi buổi sáng mai. Nó mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, dân dã, thanh bình hệt như tính tình người dân quê tôi vậy, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm của tôi mỗi khi hè về!
Từ tờ mờ sáng, không khí còn se se lạnh. Những giọt sương mai đọng đầy trên những tán lá, gió nhè nhẹ lay động, cành lá rung rinh. Làng xóm như bồng bềnh trong buổi sương sớm. Trên không, từng đám mây trắng xanh ghép thành những hình thù kì thú: kia là con nai ngơ ngác, chỗ khác là con gấu đang say giấc... Trong xóm, trên nóc mỗi gian bếp, khói la đà bay lên tạo thành những dãi lụa mềm mại uốn lượn quanh bầu trời. Mùi khói trấu thơm thơm của thóc nếp là một mùi đặc trưng của làng quê. Khiến ai đã từng ngửi thì khó lòng mà quên được. Lúc này, ánh đèn đêm đã tắt nhường chỗ cho bình minh ló dạng. Bầu trời sáng lên đôi chút.
Trên các con hẻm của làng quê, người nông dân đã bắt đầu ra đồng làm việc. Một ngày mới bắt đầu. Tôi cũng thức giấc dậy theo anh chị ra đồng. Trước mắt tôi là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ hè thu xanh mơn mởn ngà đầu vào nhau thì thầm cùng chị gió. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm cả cánh đồng nhấp nhô gợn sóng. Lúc này, vầng hồng đã thực sự hiện ra giữa làn mây như một quả cam chín khổng lồ chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật. Xa xa, ông mặt trời đang từ từ đạp xích lô qua khỏi đỉnh núi.. Cánh đồng bỗng phút chốc hiện ra thật lạ lẫm. Phía xa xa, một đàn cò trắng thành hàng dài trên bờ ruộng, chúng đứng im phăng phắc như đang tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai. Nhưng chỉ cần một tiếng động nhẹ là chúng vội tung cánh bay lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận trời xa... Đứng giữa hai cánh đồng vào thời điểm này, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Khắp nơi nhuộm một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Sóng lúa nhấp nhô như tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống mượt mà, êm ái. Sóng lúa đuổi nhau vội vàng phát ra những âm thanh êm dịu. Đây đó ở thửa ruộng kia, người thì làm cỏ, người thì phun thuốc trừ sâu. Xa xa, những chú bé dắt trâu bò cho ăn trên các bờ ruộng. Chỗ kia từng đám trẻ thả diều trên các triền đê, nào là bướm, nào là thuyền cứ chao qua chao lại trên bầu trời trông thật đẹp mắt. Tôi cũng hòa mình vào đám trẻ. Lúa lúc này đang dày dặc. Chúng mọc san sát vào nhau không rõ từng vạt ruộng. Như những ngày đầu vừa gieo cấy. Xen kẽ từng đám ruộng lớn là những con mương thủy lợi nước trong xanh, ánh sáng chiều chiếu xuống dòng nước lấp lánh. Thỉnh thoảng, một vài chú cá nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, lơ đãng quan sát các bác nông dân làm việc. Bao quanh những con mương thủy lợi là những bờ đê với những hàng nhãn xum xuê do các cụ trồng. Vừa để che nắng cho các bác nông dân mỗi khi muốn ngồi nghỉ mệt, vừa có trái ngọt để thưởng thức cũng như tăng thêm kinh tế cho gia đình. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gõ lộc cộc của những chiếc xe chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều cho những triền đê tạo ra những âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này mà không biết chán. Mai này, khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, tiếng cười của những người nông dân "một nắng hai sương" nđi thu hoạch lúa. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại những kỉ niệm của thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.
Được thưởng thức một buổi bình minh trên cánh đồng, tôi càng tha thiết quê hương và tự nhủ phải trân trọng chén cơm hạt gạo. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt thu.
hay viet van ta canh que huong nhe !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.
Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.
Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.
Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
Có lẽ trong chúng ta, quê hương mang theo những vẻ đẹp rất riêng, nên thơ đằm thắm. Đó là nơi ẩn náu bình yên cho tâm hồn mỗi người. Vậy thì chắc chắn trong trái tim ta không thể nào thiếu được hình ảnh cảnh đẹp quê hương, mang dáng dấp hồn quê, tình quê tha thiết, sâu lắng. Những cảnh đẹp quê hương chính là một phần tươi đẹp trong kí ức ấu thơ của ta. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn tả cảnh đẹp quê hương lớp 6 nhé.
Mỗi vùng quê sẽ có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau, đó đơn giản có thể là cảnh cánh đồng lúc, những ngọn núi đồi,
ruộng bậc thang
Trong bài này, các bạn cần miêu tả cảnh đẹp quê hương có cảnh thiên nhiên và gắn với hoạt động sống của con người. Tùy vào mỗi vùng quê và cảnh đẹp bạn miêu tả thì nội dung và dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây là bài tham khảo về tả cảnh đẹp quê hương là cảnh đẹp ở 1 vùng quê nông thôn thanh bình với những nét đẹp rất bình dị nhưng đầy chất thơ.
BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG LỚP 6 (bài 1)
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.
Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.
Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.
Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
BÀI VĂN TẢ CẢNH QUÊ HƯƠNG LỚP 6 (bài 2)
Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.
Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.
Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.
Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.
Viet mot bai van ta canh que huong co su dung 4 bien phap tu tu
Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , Ông Mặt Trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !
Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , Ông Mặt Trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !
Chúc bạn học tốt
bai van ta que huong hay 3 lan tick
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.
Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.
Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.
Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
ô ô ánh sáng thiên nhiên huy hoàng mặt trời chiếu sáng à những cánh đồng xanh tươi
quê hương mk đó
k mk nhé
k nha
1. phan tich dien bien tam li cua chi dau va qua do giai thich nhan de
2. hay chon 1 chi tiet em thich nhat trong truyen ngan lao hac cua nam cao va phan tich
3.dua vao 2 bai tho vao nha nguc quang dong cam tac va dap da o con lon. hay viet 1 doan van ngan ca ngoi tinh than yeu nuoc va khi phach anh hung cua cac chien si dau the ky 20
4.hay phan tich nhung net dac sac cua buc tranh que huong trong bai que huong cua te hanh
5.qua bai tuc canh pac bo va ngam trang em thay hinh anh bac ho hien ra nhu the nao
6.hay neu nhung net chung va rieng cua tinh than yeu nuoc duoc the hien qua cac van ban chieu doi do, nuoc dai viet ta, hich tuong si
lam on giup minh voi thu tu tuan nay minh nop roi!!!!!!!
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:
Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhấtde bai hay ta canh dep cua canh dong lua que em
giup to voi cac ban oi
Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
hay viet doan van ta canh hoang hon tren que huong em
Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía Tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Chà, quê hương mình lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời.
Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió Nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Chà, đẹp quá! Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt! Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.
Mải ngắm quê hương, ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.
Chà, quê mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.
Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
Dua vao van ban Vuot thac cua Vo Quang em hay mieu ta canh Duong Huong Thu vuot thac
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
#tham khảo #
học tốt
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Hok tốt !
bai van ta canh buoi chieu cua lang que khi mua he ve
Nếu như xuân đến mang theo những làn mưa bụi giăng giăng êm đềm, thu sang mang theo hương nồng ổi chín và cái gió lạnh dịu ngọt và đông đến mang theo cái se lạnh cắt thịt thì hè về lại khoác lên cho vạn vật tấm áo mới rực rỡ, óng ánh hơn. Chính vì thế nên mùa hè luôn tỏa nắng trong tâm hồn em.
Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn.
Những cành cây bàng, cây phượng hay những đầm sen đang rung rinh theo gió, đùa nghịch với nắng hồng. Mọi vật như đang khoác lên mình chiếc áo mới, óng ánh, tươi trẻ, sặc sỡ để cùng hòa mình vào bữa tiệc khổng lồ của trần gian. Những cây phượng vĩ in trên nền trời mâm xôi gấc khổng lồ để cùng giao duyên với vạn vật. Và ông mặt trời như đang reo vui trên đỉnh non cao.
Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.
Mùa hè đến cũng là lúc làng quê đang vào vụ gặt. Những cánh đồng với đợt sóng lúa nối đuôi nhau chạy dài tít tận chân trời. Thỉnh thoảng, nghe đâu đây như có tiếng thì thầm của những bông lúa uốn câu đang ghé sát nhau. Khắp không gian tràn ngập hương lúa đồng nội, ngào ngạt sánh quyện cùng với công sức mồ hôi của các bác nông dân.
Từng đoàn xe kéo chở những xe lúa đổ về sân. Chà! Cảnh tượng ấy mới đẹp và thịnh vượng làm sao. Trên cánh đồng, nhấp nhô hình ảnh các bà các mẹ, các chị gặt lúa. Một dáng vẻ cần mẫn, rất truyền thống, rất Việt Nam đã đổ bóng vào trang văn, trang thơ bao đời nay của dân tộc. Tiếng cười nói, tiếng cắt lúa huyên náo đâu đây khiến cuộc sống của làng quê mới êm đềm, no ấm biết mấy.
Xa xa, những đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Còn đây là những chú bé chăn trâu thả diều đang vắt vẻo trên cây cầu. Mùa hè đã phủ lên làng bản, núi sông một màu vàng óng ả, tươi tắn khiến khắp nơi như một bức tranh vàng rực sáng, ấm êm.
Mỗi lần hè về, tôi thường hay cùng lũ bạn đi câu cá, bắt cua, vi vu cùng tiếng sáo diều du dương. Những âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức, vào giấc ngủ êm đềm mỗi tối. Một tuổi thơ đầy ngọt ngào, rất quê mùa, một cái quê mùa rất đẹp, rất duyên, rất trong sáng, nên thơ. Hè cũng là lúc tôi được ầu ơ trong tiếng ru của bà vào mỗi buổi chiều êm, gió mát rượi và tôi ngả đầu vào lòng bà. Hơi ấm của tình thương yêu đã vỗ về cho tôi vào giấc ngủ say.
Thế đấy, mùa hè đã nuôi dưỡng trong tôi một tâm hồn sôi nổi, tinh nghịch và tươi trẻ. Đó là mùa của nắng, của gió mát, trăng thanh và những kỉ niệm êm đềm luôn sống mãi trong lòng tôi.
may bn oi nhanh len cho minh voi chieu nay minh con phailam bai nua
Mùa hè về, tôi được về thăm quê nội. Chiều nay cũng như bao chiều hè khác, tôi lại cùng đám bạn ra thả diều trên triền đê. Tôi rất thích ngắm nhìn những khoảnh khắc hoàng hôn trên đồng nội. Đối với tôi, đó là những cảnh đẹp nhất trong ngày hè.
(Mở bài)
Chúng tôi chạy chân trần, ngửa mặt lên mà nhìn thấy những cánh diều no gió lơ lửng giữa trời chiều. Phía đằng tây, ông mặt trời thong thả đạp xe xuống núi. Chiều xuống, nắng chói chang đã tắt. Mặt trời tỏa ra một vùng đỏ ối hùng vĩ. Tất cả tập trung ở một điểm trên đỉnh núi và tỏa rộng ra đến nửa vòm trời. Ráng chiều rơi xuống mặt sông làm cả dòng sông đỏ rực, lung linh. Những mái chèo khua nước tạo sóng làm mặt sông càng lung linh, huyền ảo. Khi ông mặt trời đã trốn vào sau dãy núi tím ngắt những cánh cò chớp trắng bay về phía rặng tre xanh của làng xa. Cánh diều thì vẫn cao vút trên nền trời nhung tím. Tiếng sáo diều vi vút vi vu. Ánh sáng ban ngày còn sót lại đu để in những rặng cây cau, cây gạo lên nền trời chiều. Những sợi khói màu lam bò ngoằn ngèo trên những mái nhà. Hai bên bờ sông, những bãi ngô, bãi mía chìm dần vào màn sương mỏng. Bóng tối dường như bao phủ hết đường làng. Đàn trâu béo tròn thủng thẳng gọi nhau về chuồng. Không gian thật tĩnh mịch. Làng xóm đã bắt đầu lên đèn.
Bóng tối tràn xuống triền đê. Chúng tôi nuối tiếc cuộn dây diều. Cả vòm trời tím sẫm, mấy ngôi sao mọc sớm lấp lánh, lung linh. Tiiu yêu biết bao vẻ đẹp chiều quê thanh bình, yên ả và yêu nhất là vẻ đẹp hùng vĩ, lung linh của hoàng hôn trên triền đe dòng sông quê hương.
Chiều hè trên quê hương em thật là đẹp. Hãy miêu tả lại bức tranh ấy – Bài làm 2
Mỗi mùa hè đến tôi lại được về quê hương của mình. Ngồi ngắm cảnh chiều hè tôi thấy lòng mình bồi hồi xao xuyến xiết bao! Chao ôi! Khung cảnh thật thanh bình, yên ả.
Trên cao, bầu trời trong xanh, ông mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa. Những áng mây trắng như những chiếc kẹo bông đậm đà, ngọt lịm. Thoang thoảng trong không khí mùi lúa chín thơm lừng. Thảm lúa vàng ươm. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, những sóng lúa lại toả ra xa dần xa dần rồi biến mất. Trên cánh đồng lúa vang lên tiếng nói cười vui vẻ của các bác nông dân. Những triền đê xanh ngút ngàn trải dài gợi bao niềm vui đầy ắp.
Trở về với con đường làng, với những hàng cây rợp mát, hương hoa như bao phủ lấy tôi. Cây phượng mang trên mình những đốm lửa đỏ rực. Bằng lăng nhuộm một màu tím ngát. Tiếng cười đùa vui vẻ vang lên. Mỗi em nhỏ đang cầm một cuộn dây thoả thích thả diều. Những chiếc diều đang bay lượn trên không trung, chiếc thì có hình chú cá màu lửa hồng ấm áp, chiếc lại là chú bạch tuộc dữ dằn màu xanh lam… Riêng tôi, tôi chọn một chiếc diều hình con rồng oai hùng.
Cuối cùng, đám trẻ con chúng tôi trở về với vườn cây nhà bà Tám. Bước vào đó, mùi mít chín ngọt thơm nức quyến chân chúng tôi. Bóng cây rợp mát cả khu vườn. Đám trẻ chơi bi, nhảy lò cò. Cả khu vườn tràn ngập tiếng cười ấm áp.
Ông mặt trời đạp xe xuống núi. Chân trời như rực lên bởi dải lụa màu hồng phớt diệu kì. Trong làng, khói toả ra nghi ngút từ các gian bếp. Vậy là hoàng hôn đã buông xuống rồi. Các bác nông dân từ những cánh đồng trở về nhà bắt dầu bữa cơm tối bình yên. Ngày hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời trên quê hương mình.
(Thân bài)
Tôi yêu quê hương tôi. Mặc dù trên cánh đồng lúa bây giờ không còn hình ảnh những chú trâu thân quen mà đã bắt đầu thay bằng “những chú trâu máy hiện đại”. Nhưng vùng quê yêu dấu vẫn còn mãi trong trái tim tôi với những cánh diều tuổi thơ kì diệu.
kết bài
~Study well~ :)