Những câu hỏi liên quan
HM
Xem chi tiết
NA
13 tháng 9 2024 lúc 19:04

Vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với sự phát triển của quê hương, đất nước là vô cùng to lớn. Trong chiến tranh, tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước và giữ nước, là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, sẵn sàng xả thân vì đất nước mà không sợ khó khăn, thử thách. Là những người may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng ta cần phải biết trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, có ước mơ và kế hoạch cụ thể trong tương lai, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng. Là học sinh, chúng ta cần ra sức học tập để có nguồn kiến thức cần thiết, phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Trách nhiệm của tuổi trẻ ở thời chiến hay thời bình tuy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người cần có ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân từ sớm, góp phần phát triển xã hội ngày càng vững mạnh.

Bình luận (0)
H1
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HP
16 tháng 10 2023 lúc 22:23

hok be ưi

Bình luận (0)
AS
Xem chi tiết
TP
31 tháng 8 2017 lúc 21:38

Gợi ý:

* Vai trò của quê hương, đất nước

Đất nước vốn rộng lớn, trừu tượng nhưng thực ra cũng rất cụ thể, gần gũi đối với mỗi người.

– Đất nước là máu xương của mình nên chúng ta phải biết gắn bó và san sẻ:

+ Đất nước là không gian, thời gian ta sinh hoạt, lao động hàng ngày, lưu giữ cho ta những kỉ niệm, kí ức, cảm xúc…

+ Đất nước hiện hình trong dáng dấp, màu da, mái tóc, tiếng nói, giọng điệu của mỗi người.

+ Đất nước là quê hương, trong quê hương có gia đình – người thân của chính chúng ta.

+ Vì thế, hi sinh, cống hiến cho đất nước cũng là hi sinh, cống hiến cho những người thân yêu của mình.

* Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân thanh niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước.

– Ở mỗi thời điểm, thanh niên có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau:

+ Thời chiến: cả một thế hệ thanh niên “gác bút nghiên theo việc đao cung”, hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước…VD: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”,“Ta biết giấu mặt vào đâu, gấu quần hay gấu áo khi đường Trường Sơn không có dấu chân ta ” (Mãi mãi tuổi hai mươi- Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

+ Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay : thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước…HS lấy dẫn chứng minh hoạ: Trong lao động, trong chiến đấu, trong thời kì hội nhập hôm nay.

+ Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập mở cửa hiện nay, thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, rèn đức luyện tài để “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu của xã hội. (Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước. Nhưng nói chung, cần đảm bảo các ý sau):

+ + Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách;

+ + Tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần;

+ + Tích cực lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

+ + Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

+ + Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc khi Tổ quốc cần,…)

– Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bình luận (0)
NN
31 tháng 8 2017 lúc 21:01

Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam ; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông . Thanh niên cần hưởng hứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng , thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”

Bình luận (0)
MC
31 tháng 8 2017 lúc 22:35

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?

(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung

Bình luận (0)
BS
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 13:44

Tham khảo
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để giành đọc lập dân tộc để Việt Nam có thể hiên ngang sánh vai các cường quốc năm châu như ngày nay. Chính vì vậy thế hệ trẻ ngày nay lại càng phải có trách nhiệm đối với quê hương đất nước. Trong xã hội hòa bình như ngày nay, trách nhiệm của thế hệ trẻ được thể hiện qua những hành động cụ thể như tiếp nối truyền thống của những người đi trước, chăm chỉ học hành để phát triển bản thân mai này góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Là những người chèo lái con thuyền đất nước cập bến bờ "sánh vai với cường quốc năm châu". Tuổi trẻ nên có ý thức học tập, chuẩn bị cho mình 1 hành trang vững chắc. Đồng thời mở rộng tầm nhìn để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ý thức ấy nằm ở mỗi con tim, khi Tổ quốc cần, chúng ta luôn sẵn sàng.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
H24
14 tháng 5 2022 lúc 0:21

Hăm bt làm

Bình luận (0)
LC
Xem chi tiết
MN
20 tháng 3 2021 lúc 20:52

Tham khảo:

Văn bản 'Đức tính giản dị" đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đpẹ của đức tính giản dị trong phong cách của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một  sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.  Giản dị thể hiện  trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, quý trọng người phục vụ. Gianr dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Trong lời nói, giản dị thể hiện ở sự ngắn gọn, dễ nhớ, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà giới trẻ chúng ta nên học theo.

Bình luận (0)
LT
20 tháng 3 2021 lúc 21:12

hi,hơi lạc đề chút

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công" Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Bình luận (0)