Những câu hỏi liên quan
LL
Xem chi tiết
PH
17 tháng 5 2020 lúc 18:57

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

Chúc bạn hok tốt~~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TC
Xem chi tiết
OI
31 tháng 3 2021 lúc 20:22
  

 

Nội dung của khổ 2 thơ cuối bài đêm nay bác không ngủ :

-Thể hiện chân lý đơn giản mà lớn lao : 

...

Đêm nay bác không ngủ 

Vì một lẻ thương tình 

Bác là Hồ Chí Minh

⇒Đêm nay bác không ngủ trong bài thơ là một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của bác .

⇒Cuộc đời của Người dành trọn vẹn cho nhân dân, cho tổ quốc .

⇒Đó chính là lẽ sống " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" của bác mà mọi người đều thầm hiểu . 

Chúc bạn học tốt !!!

Nghệ thuật của 2 khổ thơ cuối là :

-Thơ 5 chữ, biểu cảm nói lên được tình cảm anh dành cho bác cũng như bác dành cho các anh đội viên và đất nước .

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
8 tháng 6 2019 lúc 19:18

Bạn lên trang Vietjack.com để tham khảo nha 

~ Hok tốt ~
#JH

Bình luận (0)
H24
8 tháng 6 2019 lúc 19:21

Trả lời

Bạn qua link này tham khảo nhé !

https://cungvuihoc.com/bai-viet/bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-noi-dung-bai-tho-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-h-tac-pham.html nha !

Bình luận (0)
H24

Nội dungTấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ năm chữ kết hợp với tự sự, miêu tả và biểu cảm.

+ Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thực.

+ Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm cao, giúp khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ kính yêu.

hok tot

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
26 tháng 2 2018 lúc 19:07

hình ảnh so sánh

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng".

 Ý nghĩa bài thơ:Bài thơ thểhiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộđội và nhân dân, đồng thời thểhiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệgắn bó giữa lãnh tụcách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm

chú bn hok tốt

Bình luận (0)
DH
26 tháng 2 2018 lúc 19:08

*"Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng."

+, So sánh ngang bằng : " Như năm trong giấc mộng "

+, So sánh không ngang bằng : "Ấm hơn ngọn lửa hồng"

* Nội dung  :

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp với miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

Bình luận (0)
PT
26 tháng 2 2018 lúc 19:14

Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng. 

Giá trị : Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.​

CHÚC BN HỌC TỐT

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
DV
28 tháng 4 2021 lúc 18:34

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
1 tháng 7 2018 lúc 5:55

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

Bình luận (0)