Em hãy nêu ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Em hây nêu ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
- Các trang trại thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, trang trại cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên, đông Nam Bộ,...
- Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành, xung quanh thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh,...
- Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long…
Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương.
- Điểm công nghiệp: Chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), chế biến cà phê ở Tây Nguyên, chế biến gỗ ở Gia Nghĩa (Đãk Nông), ...
- Khu công nghiệp: Khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung 1, khu công nghệ cao Hòa Lạc, ...
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định. Cần Thơ, Đà Nẵng,...
- Vùng công nghiệp: vùng số 1, vùng số 2, ... Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Binh Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.
- Điểm công nghiệp:
+ Chế biến chè và sữa bò ở Mộc Châu.
+ Chế biến cà phê ở Tây Nguyên.
+ Chế biến gỗ ở Đắk Nông.
- Khu công nghiệp:
+ Khu chế xuất Tân Thuận.
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
+ Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh).
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,..
- Vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5: các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Lâm Đồng, Bình Thuận.
+ Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Ví dụ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, từ đó thu hút người dân đến lao động và làm việc, giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân.
Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.
+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
Trình bày các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta
Gợi ý làm bài
a) Điểm câng nghiệp
- Đặc điếm:
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm từ một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
+ Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp
- Nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Có ranh giới địa lí xác định, vị trí thuận lợi.
+ Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
+ Không có dân cư sinh sống.
- Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ những năm 90 (thế kỉ XX). Đến tháng 8 - 2007, cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp phân bô không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
+ Các vùng khác còn hạn chế.
c) Trung tâm công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí dịa lí thuận lợi.
+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sân xuâì, kĩ thuật, công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, các trung tâm công nghiệp được chia thành các nhóm sau:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...
- Dựa vào giá trị sản xuất công nghiộp, có thể chia ra:
+ Các trung tâm công nghiệp rất lớn: Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
+ Các trung tâm trung bình: Việt Trì, Đà Nang, Nha Trang, cần Thơ...
d) Vùng công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn.
+ Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
- Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Dồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Điểm công nghiệp.
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
+ Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
- Khu công nghiệp tập trung.
+ Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay).
+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu.
+ Các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Trung tâm công nghiệp.
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Vùng công nghiệp.
+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.
Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.
Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.
So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
- Điểm công nghiệp
+ Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp đơn lẻ.
+ Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liêu hoặc trung tâm tiêu thụ.
+ Giữa chúng không có mối liện hệ về sản xuất.
+ Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
- Khu công nghiệp
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến hay.
+ Do Chính phủ (hoặc cơ quan, chức năng được Chính phủ uỷ nhiêm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
+ Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
+ Tính đến tháng 8/2007, cả nước dã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 90 khu đang đi vào hoạt động.
+ Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ: tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chu yếu là TP Hổ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
- Trung tâm công nghiệp
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.
+ Mỗi trung tâm công nghiệp thuờng có ngành chuyên môn hoá với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh ngành này là các ngành bổ trợ và phục vụ.
+ Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp (hoặc vào giá trị sản xuất công nghiệp), có thể chia thành các nhóm: quy mô rất lớn và lớn (TP Hổ Chí Minh, Hà Nội), quy mô trung bình (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...), quy mô nhỏ (Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...)
- Vùng công nghiệp
+ Có diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh), nhưng ranh giới chỉ mang tính quy ước.
+ Có một số ngành chuyên môn hoá thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.
+ Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp.