Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
DB
18 tháng 5 2021 lúc 20:36

Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1920:
- Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
- Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
-> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
- Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam để tố cáo đế quốc.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Như vậy đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cứu nước đúng đắn, con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

Bình luận (0)
DB
18 tháng 5 2021 lúc 20:37

sự nghiệp thì bạn tự làm nha

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
31 tháng 8 2021 lúc 17:01

giúp mik lm bài này nhanh nha!!!

Bình luận (0)
H24
1 tháng 9 2021 lúc 15:24

BT1 :

-Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố....

-Thành công ở nghệ thuật ước lệ tượng trưng ( chị em thúy kiều) , tả cảnh ngụ tình ( kiều ở lầu ngưng bích )

-Trong thời văn học trung đại , Nguyễn Du đã bt sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm -> sự tiến bộ vượt bậc

-Sử dụng thể thơ lục bát đầy sáng tạo

-Lời thơ mang nhiều tầng nghĩa sâu sắc

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 1 2024 lúc 21:08

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
LM
11 tháng 1 2022 lúc 19:07

TK: 

*  Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

   - Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín-Hà Nội.

   - Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần.

  - Hiệu: Ức Trai. Quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương).Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây)

  - Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

  - Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương. - 1407: giặc Minh cướp nước ta, nghe theo lời cha Nguyễn Trãi nuôi chí ”đền nợ nước, trả thù nhà” vì vậy theo làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

  - 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 1442 Vua bị chết đột ngột → bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc.

=> Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

* Lê Lợi (Lê Thái Tổ  ):

-Lê Thái Tổ (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá.

- Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
11 tháng 1 2017 lúc 13:11

Chọn đáp án: B.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DM
3 tháng 10 2016 lúc 18:50

Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.

Bình luận (1)
LP
3 tháng 10 2016 lúc 20:49

Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau. 

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết

1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:

- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:

+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu

+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi

+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân

- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

Bình luận (0)

2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát... 
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

Bình luận (0)

3,

* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.

Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :

Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.

{Thơ văn Lý - Trần)

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

* Nghệ thuật

Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam,  nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”

Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.

Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu..

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
NM
3 tháng 3 2016 lúc 14:37

Hơn nửa thế kỉ  cầm bút, Nguyễn Tuân  đã để lại cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương khá lớn

1.Trước cách mạng tháng 8 :  Chủ yếu xoay quanh 3 đề tài :

·        Chủ nghĩa xê dịch :   Một chuyến đi, Thiếu quê hương,….

·        Vẻ đẹp của vang bóng một thời :  Vang bóng một thời, Tóc chị Hoài, ….

·        Đời sống trụy lạc :Chiếc lư đồng mắt cua,đem đến cho ông những cảm giác mới lạ, mãnh liệt “ tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”–Một lá thư không gởi .

2. Sau cách mạng tháng 8 :

·        Lòng yêu nước ,tinh thần dân tộc là động lực khiến ông nhiệt tình chào đón cách mạng và đem ngòi bút phục vụ cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp , Mỹ và xây dựng CNXH qua hàng loạt tác phẩm : Đường vui (1949), Tình chiến dịch ( 1950) Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972).

·        Nguồn cảm hứng sáng tác của ông vẫn là cái đẹp của no sông gấm vóc, những phẩm chất tinh thần cao quí của nhân dân ta trong chiến đấu , lao động và xây dựng đất nước .

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
YA
5 tháng 1 2022 lúc 14:19

C

Bình luận (0)