Chứng minh bài thơ "Ngắm trăng" (Hồ Chí Minh) có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
Lập dàn bài chứng minh bài thơ ngắm trăng có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại ,sự hòa quyện giữa tâm hồn người nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ
Đâu không phải yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh?
a. Đề tài
b. Thi liệu, thể thơ
c. Hồn thơ lạc quan, hướng về phía ánh sáng, toát lên tinh thần thép
d. Cấu trúc đăng đối, nhân vật trữ tình ung dung tự tại, yêu thiên nhiên
vì sao có thể nói : phong cách trữ tình của bài thơ ngắm trăng là sự kết hợp giữa tinh thần thời đại và màu sắc cổ điển
tham khảo
Ta nói "phong cách trữ tình bài thơ "Ngắm trăng" là sự kết hợp giữa tinh thần thời đại và màu sắc cổ điển" bởi vì bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại. Chất cổ điển thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước cùng thú vui hưởng thụ "rượu hoa" của thi nhân ngắm trăng xưa. Chất hiện đại của bài thơ thể hiện ở tinh thần thép, can đảm và cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng. Đời sống của Người gắn liền với đời sống chiến đấu của dân tộc, đây chính là chất hiện đại. Chất cổ điển và chất hiện đại cùng ở trong bài thơ, thể hiện ở những phẩm chất ở người tù cách mạng: yêu thiên nhiên và hướng về dân tộc, đất nước
M.n ơi cho cháu hỏi chứng minh bài thơ tức cảnh pác pó "Hồ Chí Minh" được kết hợp giữa tính cổ điển và hiện thực . Cảm ơn ạ
Có ý kiến cho rằng: “Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại”. Bằng tác phẩm “Cảnh Khuya” em hãy chứng minh(viết thành bài văn chứng minh)
Phân tích các bài thơ Mộ để làm rõ sự hài hoà giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
- Bút pháp cổ điển:
+ Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều
+ Thể thơ Đường luật
+ Sử dụng hình ảnh trong thơ cổ: cánh chim, chòm mây
+ Nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh
- Bút pháp hiện đại:
+ Lấy con người làm trung tâm
+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, sự đồng cảm
Nhật kí trong tù
- Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp
⇒ Thơ của Bác: giàu cảm xúc, chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển, nhiều hình ảnh tự nhiên, nổi bật tinh thần hiện đại
Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)
Thân bài
Giới thiệu tác giả Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ) Bút pháp cổ điển và hiện đại Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại. Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,... Bút pháp hiện đại: Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ) Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ: Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta. Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất. Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"
Rồi:
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước buồn"
Hay
"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"
Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng. Bút pháp hiện đại Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,... Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ... Đánh giágiáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "thư bác có sự kết hợp hài hòa giữa tính cố điển và tính hiện đại". Em hãy chỉ vài nét về tinh tế và tính hiện đại trong bài thơ Tức cảnh pác bó của chủ tịnh Hồ Chí Minh
bạn đưa bài thơ (ngữ liệu) lên nhé.
giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "thư bác có sự kết hợp hài hòa giữa tính cố điển và tính hiện đại". Em hãy chỉ vài nét về tinh tế và tính hiện đại trong bài thơ Tức cảnh pác bó của chủ tịnh Hồ Chí Minh
ủa mà bạn ơi, trình bày = đoạn văn hay trl câu hỏi bạn?