Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DL
25 tháng 2 2022 lúc 5:46

1. Mở bài

Giới thiệu chung:

- Chùa Hội Khánh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hội Khánh  mở hội. Hội chùa  kéo dài gần như suốt mùa xuân.

 2 .THân bài:

Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.

gt chùa:

Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

+ Vị trí của chùa Hội Khánh:

Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.

+

Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây.

Năm 1993, Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

+ Kiến trúc của chùa:

Dù được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương.

 

Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính:

Tiền điện – chánh điện.giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý.Đông lang.Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”.

Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ.

+Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ

+ Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn).

 Kết bài:

*Cảm nghĩ của bản thân.

Bình luận (3)
DM
Xem chi tiết
DN
28 tháng 1 2018 lúc 19:01
Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Mở bài
– Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
– Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó

Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
– Cảnh vật xung quanh ra sao?
– Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…

2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
– Có từ khi nào?
– Do ai khởi công (làm ra)?
– Xây dựng trong bao lâu?

3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
– Từ xa,…
– Nổi bật nhất là…
– Cảnh quan xung quanh…

b)Chi tiết:
– Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
– Cấu tạo.

4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
– Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Bình luận (0)
DM
28 tháng 1 2018 lúc 19:16

mình cần giàn ý chi tiết cơ

Bình luận (0)
BH
28 tháng 1 2018 lúc 19:20

Dàn ý chi tiết bài văn Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương

Mở bài

Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh đó.Phong cảnh chung của chùa Hương đã để lại trong lòng khách du lịch thập phương những ấn tượng khó quên.Chùa Hương có đặc điểm riêng mà những danh lam thắng cảnh khác không có.

Thân bài

Giới thiệu những nét chung về chùa Hương

Chùa Hương là cách gọi trong dân gian. Trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ phật, vài ngôi đền thờ thần, một số ngôi đền thờ tín ngưỡng nông nghiệp.Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trung tâm của cụm đền, chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Đặc điểm nổi bật của chùa Hương

+ Quần thể chùa Hương là sự kết hợp hài hòa, tuyệt vời giữa kì công thiên nhiên với sự tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của con người.

+ Ớ đây có sông suối, núi non, ruộng dồng. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, phong phú sắc màu, đẹp như một bức tranh sơn thủy.

+ Quần thể chùa Hương có nhiều công trình nằm rải rác. Đế vào được khu trung tâm, ta lên đò ở bê’n Đục. Dọc theo con suôi Yến khoảng mây km, ta xuống đò ở bến Trò. Từ đó, ta đi bộ, đi cáp treo lên động Hương Tích.

+ Khu vực chính của chùa Ngoài còn gọi là chùa Trò (còn có tên khác là chùa Thiên Trù). Tam quan của chùa được cất lên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.

+ Chùa chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ớ lối xuống hang có cổng lớn. Trên cổng có ghi: “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có 5 chữ “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời Nam). Đó là bút tích của chúa Trịnh Sâm khi đến thăm Hương Sơn.

+ Trong động có pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là những nhũ đá lớn được gọi là cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi cô, núi cậu… Đặc biệt, trên vòm động có hình 9 con rồng.

Giới thiệu về lễ hội chùa Hương

Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội chùa Hương. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.Mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt cũng là lúc du khách từ khắp nơi tưng bừng trẩy hội.Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam.Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, sông SUỐI,… và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Có lẽ vì vậy mà du khách thập phương đã nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương.

Kết bài

Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.Trước một danh thắng như vậy, các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Ngoài bút tích của chúa Trịnh Sâm để lại, có biết bao thi nhất đã hết lời ngợi ca Hương Sơn như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp viết vào thế kỉ XX là một bài thơ rất hay. Bài thơ này đã được hai nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng. Trên các con đò xuôi dòng suôi Yến luôn vang lên bài hát này.Quần thể Hương Sơn giờ đây không chỉ còn là giá trị của một vùng miền, mà là di tích quốc gia, cũng là giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc.Những ai chưa một lần đến chùa Hương hãy về đây để được thưởng ngoạn vẻ đẹp quyến rũ của quần thể Hương Sơn này. 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
15 tháng 7 2018 lúc 11:51

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

Bình luận (0)
H24
15 tháng 7 2018 lúc 11:46

                                                                                                                                                   Việt Nam, 15/7/2018

                                                                                                                                       Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.

Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.

Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.

Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.

                                                                                             Chị nhớ em

                                                                                                   Eunice

Bình luận (0)
H24
15 tháng 7 2018 lúc 11:49

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân xâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và gọi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ Phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.

Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xung quanh cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục... họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 4 2017 lúc 10:00

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
VN
6 tháng 3 2020 lúc 10:23

Hãy xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:
a, Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
b, Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.
c, Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh.
d, Một cây súng Mát với ba viên đạn, KơLong bám gót giặc từ sớm đến trưa.

Giúp mình với

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HN
6 tháng 3 2020 lúc 10:24

THÀNH NÀ LỮ

NÚI KHẮC THIỆU

KHU DI TÍCH RỪNG TRẦN HƯNG ĐẠO

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
MP
15 tháng 9 2023 lúc 17:57

tham khảo

Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm

Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
10 tháng 8 2023 lúc 22:23

Tham khảo

Những nội dung cần trình bày về sản phẩm:

+ Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên

+ Ấn tượng, tình cảm của của em với danh lam đó

+ Lí do em lựa chọn hình thức thiết kế sản phẩm

+ Thông điệp

- Cách bảo tồn:

+ Thực hiện các quy định về bảo tồn

+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
NA
4 tháng 3 2022 lúc 9:45

tham khảo

1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.

Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.

      VDO.AI

2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh

Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.

- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.

- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.

- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.

 

3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:

- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.

- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.

C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Dàn ý chi tiết giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Kiên Giang. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bình luận (1)