Những câu hỏi liên quan
DI
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 11 2023 lúc 22:52

C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 20:37

- Trật tự các sự kiện trong câu chuyện: Theo trật tự thời gian

- Trật tự các sự kiện trong truyện kể: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

⇒ Nhận xét hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả chân thực hành trình đi tìm con của ông Năm. Khiến người đọc xúc động mạnh bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 8 2018 lúc 2:27

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
NA
11 tháng 11 2018 lúc 19:28

6.

  Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã tuổi sáu mươi, còn người con gái thì mới chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.

Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!

- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.

Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.


 

Bình luận (0)
NA
11 tháng 11 2018 lúc 19:16

1. 

….., ngày …. tháng… năm….

Lan thân mến!

Lâu rồi mình và bạn không gặp nhau. Mình viết thư này để hỏi thăm sức khoẻ và kể cho Lan nghe về một ước mơ của mình.

Lan ơi! Dạo này gia đình bạn và bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn ra sao? Gia đình mình vẫn khoẻ. Kết quả học tập của mình vẫn tốt. Ước mơ của mình là trở thành bác sỹ. Mình muốn là bác sỹ vì năm ngoái, mình bị ngã gãy tay. Mẹ mình liền đưa mình đến bệnh viện. Bác sỹ chăm sóc mình là cô Ngân. Cô chăm sóc mình tận tình và chu đáo lắm. Hôm đó mẹ mình mới hỏi: “Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì?”. Mình nghĩ tới cảnh cô Ngân làm việc, chăm sóc bệnh nhân nên trả lời ngay: Con muốn làm bác sỹ giống cô Ngân, mẹ ạ!”. Mẹ mình mỉm cười, mình biết mẹ đã hiểu về ước mơ của mình. Mình nghĩ sau này muốn trở thành bác sỹ giỏi thì phải cố gắng trong mọi lĩnh vực.

Thôi! Thư cũng đã dài và điều mình muốn cho bạn biết cũng nói rồi! Mình dừng bút ở đây nhé. Sau này Lan có ước mơ nào thì kể cho mình nghe nhé! Chúc Lan khoẻ, học hành tiến bộ. Tạm biệt bạn thân của tớ!

Bạn thân của Lan

Trâm

Bình luận (0)
NA
11 tháng 11 2018 lúc 19:21

2.

Ngọc Lan thân!

Hà Nội, ngày.....tháng.......năm

Mùa xuân đã thay áo, rồi mùa hạ qua đi… và cứ thế thời gian cứ lẳng lặng trôi đi. Một năm rồi phải không Như? Vậy mà chúng mình vẫn xa nhau biền biệt, chưa một lần gặp lại. Mình ao ước có một ngày nào đó Lan sẽ có mặt ở Thành phố ven sông Tiền này, lúc ấy sẽ vui biết chừng nào! Còn bây giờ chúng mình đành gặp nhau trên cánh thư ngắn ngủi này vậy.

Lan ơi! Cậu có khỏe không? Thành phố Vũng Tàu của cậu có gì vui kể cho mình nghe với nhé! Thư này mình muôn trao đổi với cậu một chuyện vô cùng quan trọng. Nghe xong, cậu mong hãy góp ý cho mình. Tuần vừa rồi, trường mình tổ chức một chuyên xe đưa những học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc đến thăm một trại thương binh cách thành phố Mỹ Tho chừng hai mươi cây số. Sau chuyên đi ấy trở về, trong mình xuất hiện ước mơ trở thành bác sĩ và sẽ xin về ngay trại thương binh này công tác. Lan biết không? Mình đã phải rơi nước mắt trước, tình cảnh của các bệnh nhân – các chú ấy cũng bằng tuổi bố mình ấy – bị nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe các chú ấy mỗi ngày mỗi yếu đi. Nhìn cảnh ấy, mình không cầm được nước mắt. Các chú ấy đã hy sinh quá nhiều rồi, hy sinh cho tương lai đất nước, cho chính chúng ta hôm nay đấy, phải không Lan? Bởi vậy mà sau chuyên đi ấy, mình quyết tâm sẽ đi vào ngành y, góp một phần công sức và tình cảm nhỏ bé của mình xoa dịu nỗi đau cho các chú ấy. Ước mơ của mình thê đấy. Lan hãy góp ý cho mình nhé!

Mình sẽ tạm dừng bút đây và lời mình muốn nhắn với cậu mình cũng nói rồi.  Chúc Lan và gia đình vui khỏe! Nhớ hồi âm cho mình nhé.

Bạn thân của Ngọc Lan

Bích Trâm

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DB
17 tháng 7 2021 lúc 21:57

Tham Khảo:

Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

        Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. 

        Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

        Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

        Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

        Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.
 

 

 

Bình luận (0)