Những câu hỏi liên quan
NG
Xem chi tiết

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

nhầm r mik sửa nhé bạn 

 Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá. Khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi: khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước, nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân. Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LN
Xem chi tiết
TP
10 tháng 10 2016 lúc 22:11

Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.

Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy.

Rùa tiến về thuyền vua và nói

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm

Bình luận (1)
LP
10 tháng 10 2016 lúc 20:53

Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của toàn dân tộc.Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước.

 

Bình luận (3)
TP
10 tháng 10 2016 lúc 21:08

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.


 

Bình luận (2)
NT
Xem chi tiết
MI
28 tháng 9 2023 lúc 19:34

Long Quân, một vị vua tài ba và tinh thông võ nghệ, đã có một hành động đầy tinh thần hiệp sĩ. Trong thời gian Lam Sơn kháng chiến, khi quân Lam Sơn còn thiếu vũ khí, Long Quân đã tự mình mang gươm thần của mình đến trao cho nghĩa quân. Hành động này không chỉ thể hiện lòng yêu nước và tình đồng đội mà còn khẳng định ý chí chiến đấu vô cùng kiên cường của ông. Gươm thần của Long Quân đã trở thành biểu tượng của sự quyết tâm và sức mạnh của quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân. Đây là một truyền thống tốt đẹp và một nguồn cảm hứng vô cùng lớn cho các thế hệ sau này.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
GC
6 tháng 12 2017 lúc 13:23

Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ vùng sông nước đến non cao, từ miền xuôi đến miền ngược và những nguyện vọng thống nhất, đồng lòng không kể quân tướng.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
LM
14 tháng 3 2022 lúc 22:32

Câu 1 : thể loại : truyền thuyết

`-` Dấu hiệu nhận biết : Truyền thuyết là các loại truyện dân gian, lịch sử và liên quan đến quá khứ.

`-` Tác phẩm : Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh,..

Câu 2 : Từ loại : tính từ

Câu 3 :

2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân ( Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa Thần, Đức Kim Quy) : An Dương Vương và thành Cổ Loa, con Rồng cháu Tiên

Câu 4 :

Kì ảo :

- Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”

-Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống.

Cốt lõi lịch sử : 

-Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

-Giặc Minh, Lê Lợi, địa danh hồ Tả Vọng – hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm.

Câu 5 : Vì truyện muốn nói lên sự hình thành của Hồ Gươm(Hồ Hoàn Kiếm), đồng thời thể hiện sự ca ngợi tính chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .

Phần II :

Tham khảo:

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa…Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết

Chờ chút xíu nha

Bình luận (1)

CHÚC BẠN HỌC TỐTyeu

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
H24
4 tháng 9 2018 lúc 20:24

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Bình luận (0)
DD
4 tháng 9 2018 lúc 20:32

a) Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?
+ Lê Thuận được lưỡi gươm dưới nước:.........................................
+ Lê Lợi được chôi gươm trên đường bị giặc đuổi:...........................
+ Lưỡi gươm tra " vừa như in " vào chuôi gươm:..............................
+ Lê Thuận dâng gươm cho Lê Lợi, bày tỏ theo ý trời:......................
b) Ý nghĩa của cách Long Quân cho mượn gươm
+ Lưỡi gươm dưới nước,chuôi gươm trên rừng tựng trưng cho :.............
+ Lưỡi gươm tra khít chuôi gươm thể hiện:...............................................
+ Lê Lợi được chuôi,Lê Thuận được lưỡi,Lê Thuận dâng gươm cho Lê Lợi thể hiện:.............

Bình luận (0)
KT
23 tháng 9 2018 lúc 9:03

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
HL
14 tháng 9 2021 lúc 15:14

.....chịu ai zúp đc thì zúp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
14 tháng 9 2021 lúc 15:17

câu 2 có ý nnghiax là rùa vàng và vua đã cho mượn gươm đễ...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VN
14 tháng 9 2021 lúc 15:18

giúp mik vs mn ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
IM
Xem chi tiết
TM
9 tháng 10 2017 lúc 20:13

câu 1 

C ) tự sự

câu 2

A ) truyền thuyết

câu 3

C ) thuận thiên

câu 4

đức long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì :

- cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân

- ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại

câu 5

ý nghĩa :

-ca ngợi chính nghĩa , tính đoàn kết của nhân dân

-giải thích tên hồ hoàn kiếm

-thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc

câu 6 bn tự làm nhé !!

chúc bn học tốt !

Bình luận (0)
NH
9 tháng 10 2017 lúc 20:14

Câu 1:A

Câu 2:A

Câu 3:C

Cầu 4:Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
- Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
- Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
- Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
- Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
- Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
- Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.

Câu 5:Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
- Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
- Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
- Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
- Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
- Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
- Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.

Câu 6:Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Bình luận (0)
TN
11 tháng 10 2017 lúc 9:09

1c)Tự sự

2a)Truyền thuyết

3c)Thuận thiên

4Vì không muốn con cháu phải sống mãi dưới cảnh đô hộ của kẻ thù tàn bạo,đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn thanh gương thần để đánh giặc,đem lại độc lập cho nước,bình yên cho dân

5 Ý nghĩa thứ nhất

Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.Ý nghĩa thứ 2

  Truyện ca ngợi tính chính nghĩa, tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có chính nghĩa (thuận theo ý Trời), được nhân dân mọi miền ủng hộ nên cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng.
-    Truyện suy tôn vai trò người anh hùng Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, được tổ tiên (đứcLong Quân) phù trợ, được nghĩa quân, nhân dân tôn vinh đã có công đánh giặc cứu nước, đem lại thái bình cho nhân dân.

Tôi vừa lên khỏi hang thì Lí Thông sai quân sĩ lấy đá ném cửa hang. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Làm sao hắn có thể nhẫn tâm đến thế? Làm sao hắn có thể đối xử với ân nhân của mình như thế? Một niềm căm uất dâng lên khiến cổ họng tôi nghẹn lại, không nói được câu nào.

Sau khi đã lấp kín cửa hang, Lí Thông đến bên tôi tâu rằng:

-    Dạ, thưa công chúa, thần rất hân hạnh được rước công chúa về cung ạ.

Rồi hắn đem kiệu tôi. Lòng nặng trĩu, tôi bước lên kiệu, đưa đôi mắt đẫm lệ nhìn về phía cửa hang lần cuối cùng.

Vừa trông thấy vua cha, tôi oà lên khóc nức nở, nhưng vẫn không nói được câu nào. Nghĩ tới ân nhân của mình đang ở dưới hang sâu không có đường lên, lòng tôi đau như cắt. Tội nghiệp Thạch Sanh, làm sao chàng có thể thoát khỏi cái chết. Tên Lí Thông độc ác và nham hiểm quá. Hắn muốn cướp công của Thạch Sanh đây.

Tôi đang miên man suy nghĩ thì bỗng nghe vua cha truyền lệnh:

-    Quận công Lí Thông đã lập được công lớn, đã cứu được con gái yêu của ta. Nay ta ban thưởng được kết hôn cùng công chúa.

Tôi kinh hoàng. Trời đất tối sầm lại trước mắt tôi. Làm sao tôi có thể chung sống cùng con người đáng ghê tởm ấy. Tôi muốn kêu to lên tố cáo hành động bỉ ổi của Lí Thông . Tôi muốn kêu to lên xin vua cha rút lại lệnh ban kết hôn của Người. Nhưng không hiểu sao tôi không thể nói nên lời.

Mẫu hậu cùng đám cung nữ nghe tin tôi vội vã đến. Bà ôm tôi vào lòng vỗ về. Lát sau mọi người thi nhau hỏi chuyện tôi. Nỗi đau khiến tôi câm lặng tưởng như hoá đá. Mẫu hậu thảng thốt kêu lên:

-     Trời ơi! Con tôi bị câm rồi!

Vua cha và triều thần xúm lại. Tôi vẫn im lặng. Vua cha bèn ra lệnh:

-         Hãy tạm hoãn lễ cưới lại. Lí Thông, phò mã hãy tìm các thầy thuốc giỏi nhất đến chữa cho công chúa.

Bao nhiêu thầy thuốc giỏi nhất nước được mời đến, nhưng chẳng ăn thua gì. Suốt ngày tôi sống âm thầm như một cái bóng, không nói, không cười. Có thầy thuuốc nào chữa được cõi lòng đang tan nát của tôi? Và lễ cưới vẫn cứ phải hoãn lại.

Một hôm, tôi đang ngồi im lặng lẽ trên lầu cao, bỗng có tiếng đàn vọng đến.

Đàn kêu tích tịch tình tang Ai mang công chúa dưới hang trở về?

—  Trời ơi, tiếng đàn của Thạch Sanh, đúng là chàng rồi! Chàng ở đâu? Tôi kêu lên.

Bọn cung nữ thấy vậy, mừng quá, cùng xúm lại chỗ tôi. Một cung nữ cho tôi biết đó là tiếng đàn của một người bị nhốt trong ngục vì tội ăn cắp vàng bạc trong cung vua.

Tôi chạy đi tìm vua cha, xin Người cho gọi người đánh đàn tới. Vua cha thấy tôi nói được, vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vội sai quân lính thực hiện ngay.

Vừa trông thấy Thạch Sanh, bỗng nhiên bao nhiêu đau buồn trong tôi tan biến hết. Tôi vui mừng thưa với vua cha:

-        Bẩm vua cha, đây là chàng dũng sĩ đã giết đại bàng, cứu con từ dưới hang sâu. Chàng đã nhường con lên trước để chàng lên sau. Nhưng khi con vừa lên được khỏi hang sâu, Lí Thông đã sai quân lính lấp cửa hang để giết chàng, cướp công.

Vua cha nghe tôi thưa chuyện bèn quay sang hỏi Thạch Sanh:

-     Làm sao ngươi lên được?

-      Dạ, tâu Đại vương, sau khi bị lấp kín dưới hang sâu, hạ thần đã cố tìm lối thoát. Hạ thần đi mãi, tới cuối hang gặp thái tử con vua Thuỷ Tề đang bị nhốt trong cũi sắt, hạ thần đã dùng bộ cung tên vàng này bắn tan cũi sắt, cứu thoát thái tử. Thái tử mời hạ thần xuống thăm Thuỷ Phủ. Hạ thần được trọng đãi và ban thưởng nhiều vàng bạc. Nhưng hạ thần từ chối, chỉ nhận một cây đàn này. Sau đó, vua Thuỷ Tề sai rẽ nước đưa hạ thần lên trần gian.

Vua cha hỏi tiếp:

-     Thế sao ngươi lại bị kết tội ăn cắp của cải trong cung và bị nhốt vào ngục?

Thạch Sanh chưa kịp nói thì đàn thần kêu lên:

-     Tích tịch tình tang, hồn đại bàng và trăn tinh báo thù, vu oan cho Thạch Sanh.

Vua cha hỏi tiếp:

-     Thế bộ cung tên vàng kia ở đâu ra?

Thạch Sanh bèn kể lại đâu đuôi câu chuyện. Từ chuyện chàng được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu nghèo tốt bụng đến chuyện chàng mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi một mình ở dưới gốc đa với nghề kiếm củi; rồi chuyện kết nghĩa anh em với Lí Thông; rồi chuyện Lí Thông nhờ đi canh miếu thần; rồi chuyện chàng giết trăn tinh lấy được bộ cung tên vàng. Chàng kể tiếp:

-      Khi hạ thần đem đầu trăn tinh về đến nhà. Lí Thông lại bảo với thần: “Đây là con vật quý vua nuôi, giết nó ắt không thoát khỏi tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi ngay, mọi việc để ta lo liệu”. Dạ tâu Đại vương, hạ thần vốn là kẻ thật thà, tin là thật. Lại trở về gốc đa làm nghề kiếm củi. Một hôm, vừa gánh củi về thì trông thấy một con đại bàng khổng lồ đang cắp một người con gái (lúc đó thần chưa biết là công chúa). Hạ thần giương cung bắn nó bị thương. Rồi hạ thần lần theo vết máu, tìm được cửa hang nó ở. Vài hôm sau, Lí Thông tìm đến gốc đa, nói là vua sai đi cứu công chúa. Thần đã kể hết cho Lí Thông nghe chuyện đại bàng, chuyện biết cửa hang đại bàng. Lí Thông nhờ thần giúp, nhờ vậy mà thần có may mắn gặp được công chúa.

Vua cha nghe xong tức giận nói:

-     Tên Lí Thông khốn kiếp, xảo trá. Ta vốn đã muốn diệt trăn tinh từ lâu để trừ hoạ cho dân, hiềm một nỗi nó thần thông biến hoá khiến ta đành bó tay. Năm nào cũng phải dâng một mạng người, ta đau lòng lắm. May có dũng sĩ đây diệt được trăn tinh. Thế mà hắn lại lừa đảo đê’ cướp công. Ta tưởng hắn đã giết đuợc trăn tinh, nên mới phong cho hắn làm Quận công.

Người ra lệnh:

-     Lính đâu? Hãy tống mẹ con tên Lí Thông vào ngục.

Rồi Người quay sang Thạch Sanh:

-     Còn dũng sĩ, đã có công diệt trăn tinh, đại bàng, trừ họa cho dân, lại có công cứu công chúa, ta ban thưởng cho được kết hôn cùng công chúa và giao cho xét xử mẹ con Lí Thông.

Thạch Sanh vâng mệnh vua cha. Lễ cưới của chúng tôi được tổ chức rất trọng thể. Chưa bao giờ kinh kì mở hội vui như thế.

Về phần Thạch Sanh, chàng đã tha chết cho mẹ con Lí Thông, cho về quê cũ làm ăn. Nhưng nghe đâu, dọc đường, mẹ con hắn bị Thiên Lôi đánh chết rồi bắt hoá kiếp làm bọ hung. Thật đáng đời kẻ gian ác, xảo trá.

Lễ cưới chưa kết thúc thì có tin cấp báo có quân binh của thái tử mười tám nước chư hầu hội nhau lại kéo sang đánh (Họ tức giận vì trước đây tôi đã từ hôn họ.

Vua cha sai Thạch Sanh đi đánh giặc. Chàng xin vua cha không động binh. Rồi chàng đem đàn thần ra gảy. Nghe tiếng đàn của chàng, quân lính mười tám nước rụng rời chân tay, cuốn binh khí xin hàng. Thạch Sanh tha tội chết cho chúng và sai thết đãi cơm rượu.

Khi nhìn thấy niêu cơm bé tẹo, chứng tỏ ý không muốn ăn. Thạch Sanh bèn đố chúng ăn hết sẽ ban thưởng thêm.. Lạ chưa, niêu cơm cứ vơi lại đầy, không sao ăn hết. Bấy giờ mọi người càng phục Thạch Sanh, về sau, vua cha tôi đã truyền ngôi cho Thạch Sanh, vì Người không có con trai.


 

Bình luận (0)