Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
QD
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
DT

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

Bình luận (3)
HB
Xem chi tiết
NH
1 tháng 1 2017 lúc 4:23

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
13 tháng 2 2017 lúc 6:04

Chọn: D.

Sự phân hóa của tự nhiên theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đặc biệt là yếu tố khí hậu đã có tác động đến sự phân bố không đồng đều của dân cư giữa miền Bắc với miền Nam, giữa phía Tây với phía Đông.

Bình luận (0)
TH
5 tháng 4 2024 lúc 20:28

   

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
7 tháng 3 2019 lúc 7:02

-Địa hình - đất đai:

+Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẵng; đất đai phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi hơn cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: địa hình chia cắt phức tạp (Tây Bắc núi cao, địa hình hiểm trở; Đông Bắc núi thấp và đồi, với các dãy núi hình cánh cung); đất đai chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gơnai và các đá mẹ khác, ít thuận lợi hơn để thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, nên có thế mạnh hơn cho việc phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

+Tây Nguyên có thế mạnh hơn về cây công nghiệp nhiệt đới vì khí hậu Tây Nguyên mang tính chất cận xích đạo

Bình luận (0)
HG
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
H24
26 tháng 7 2019 lúc 10:59

khác nhau

*địa hình

-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn

- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác

*Khí hậu

-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới

-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo

Bình luận (0)
CB
28 tháng 2 2016 lúc 15:53

Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy.

a)   Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy

-  Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.

-  Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H linh trên sông Xrê Pôk.

-   Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng:

+ Trên hệ thống sông Xê Xan: thủy điện Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở hạ lưu của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly).

+ Trên hệ thống sông Xrê Pôk: thủy điện Buôn Kuôp (280MW), Buôn Tua Srah (85MW), Xrê Pôk 3 (137MW), Xrê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đrây H’ling (28MW).

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MVV) đang được xây dựng.

b)   Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên

-  Việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.

-  Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Bình luận (0)
CB
28 tháng 2 2016 lúc 15:54

a) Trình bày sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
– Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Có cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Cây chủ yếu: chè, trẩu, sở, hồi…
– Tây Nguyên:
+ Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới, trên các vùng địa hình cao có cả cây cận nhiệt (chè).
+ Cây chủ yếu: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…

b) Nguyên nhân: Có sự khác nhau giữa hai vùng về:

– Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
– Địa hình, đất…

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
17 tháng 12 2019 lúc 13:52

a) Miền Đông

* Thuận lợi:

- Địa hình thấp, có các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đóng tàu, khai thác khoáng sản biển,...

- Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Là vùng có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu.

* Khó khăn: Bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

b) Miền Tây

* Thuận lợi:

- Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn.

- Nhiều khoáng sản (than, sắt, dầu mỏ) cho phát triển công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thông, sản xuất, cư trú.

- Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
30 tháng 11 2018 lúc 9:08

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

Bình luận (0)