Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
H24
18 tháng 3 2021 lúc 21:26

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Mỗi con người là một nhân cách độc lập, có đặc điểm riêng, năng khiếu riêng, có đường đời, số phận riêng… Vì toàn thể những cái riêng đó trong sự so sánh với cộng đồng mà ở mỗi chúng ta nảy sinh nhu câu thế hiện (hay tự thể hiện) – một nhu cầu hết sức tự nhiên, cần được “nhìn nhận”, thừa nhận. Việc thể hiện mình gắn liền với các hành động mang tính chất giới thiệu bản thân trước nhiều người, để mọi người thấy được và tán dương điều ta có, ta muốn “khoe”. Trong đời sống, đôi khi cụm từ “thể hiện mình” được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ đùng để nói về những cách thể hiện mình gây phản cảm. Sự thực, thể hiện mình cũng gần với khẳng định mình, luôn có những khía cạnh tích cực.

– Giới trẻ vốn tràn trề năng lượng sống, luôn thích thể hiện mình. Tuy nhiên, cách thể hiện mình còn nhiềụ vấn đề đáng bàn. Có người muốn gây chú ý bằng mốt ăn mặc kì dị. Có người lại muốn thu hút bao ánh nhìn nhờ việc xài các loại “hàng hiệu”. Có người muốn những kẻ xung quanh phải “sợ” vì những việc làm không giống ai, đôi khi “yêng hùng” của mình. Có người muốn thiên hạ phải “kiềng mặt” vì những trò phiêu lưu, mạo hiểm, những phát ngôn gây sốc… Việc thể hiện mình có thể diễn ra trước một nhóm nhỏ nhưng cũng có thể trước cộng đồng rộng lớn. Từ khi internet phổ biến trong đời sống xã hội, cách thể hiện mình của mỗi cá nhân con người càng ngày càng trở nên đa dạng, không thể bao quát hoặc không thể “kiểm soát” nổi. Những cách tự thể hiện vừa được kể ở trên mang nhiều màu sắc tiêu cực, nhẹ thì có thể khiến người xung quanh cau mày khó chịu, nặng thì có thể khiến dư luận bất bình, phẫn nộ, gắn liền với những phản ứng được mệnh danh là “bão”. Tất nhiên, nếu nhìn một cách điềm tĩnh, ta vẫn có thể cảm thông với chúng. Đó cũng là một phần tất yếu của cuộc đời, làm cho cuộc đời không bao giờ phẳng lặng, nhàm tẻ. Sự thực, những con người đã và đang tìm cách thể hiện mình đó luôn muốn cuộc sống của bản thân sôi động hơn một chút.

– Nhưng cái gì cũng cần phải nằm trong giới hạn chấp nhận được. Trước khi có thể khiến người xung quanh phải bộc lộ thái độ không đồng tình hay dè bỉu, chế nhạo, những kiểu tự thể hiện nói trên rất dễ làm méo mó chính nhân cách của người “thể hiện”, rất dễ làm cho họ lạc hướng hành động trong cuộc đời, để dẫn đến nhiều những thất bại mà trước hết là thất bại trong giao tiếp. Vì vậy, việc tự thể hiện cũng cần được điều chỉnh bởi một nhận thức sáng suốt, của chính mỗi con người và của cả xã hội.

– Mỗi con người chúng ta cần tìm đến một cách thể hiện mình “bền vững ” hơn – tự thể hiện bằng những giá trị thật, tức là những giá trị có thể tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm ý nghĩa. Ta có thể tự thể hiện bằng sự phấn đấu không ngừng theo những lí tưởng cao đẹp. Kết quả công việc tốt đẹp mà ta có, thành công vẻ vang mà ta đạt được chính là sự quảng bá hợp lí nhất cho vị trí của chúng ta, cho danh dự của mỗi người. Liên quan đến tự thể hiện là việc xác định được chỗ đứng, việc khẳng định mình như một giá trị giữa cuộc đời. cần phải có khát vọng làm được điều này, cũng có nghĩa là cần phân biệt được khoảng cách giữa sự “choáng ngợp”, hiếu kì ít giá trị và sự tôn trọng, tôn vinh có căn cứ, có chuẩn mực, xuất hiện từ phía cộng đồng mà ta sống. Như vậy, trên vấn đề này, biết tự thể hiện mình đúng cách cũng chính là biết giao tiếp với thế giới. Tự thể hiện mình theo kiểu chân chính xa lạ với sự tự “kê kích” mình lên một cách phi lí. Tự thể hiện mình, đôi khi, còn gắn liền với sự hi sinh, gắn liền với những việc làm thầm lặng mà có ích. Giữa sự tự thể hiện mình và sự học hỏi cách “chung sống” không hề có xung đột mang tính tất yếu như một số người có thể tưởng. Tự thể hiện mình đúng cách luôn hàm chứa trong đó sự đóng góp tích cực, hướng về môi trường sống chung vốn thường xuyên cần đến sự tươi mới, năng động nhưng hài hoà.

– Không ai muốn sống vô danh, chính vì vậy mà nhu cầụ tự thể hiện nảy sinh. Nhưng tự thể hiện không phải là câu chuyện nhất thời mà đôi khi là câu chuyện dài của cả một cuộc đời. Bởi thế, giữa tự thể hiện và tự biết mình luôn có sự đấu tranh tích cực. Chính nó sẽ giúp chúng ta ghi được dấu ấn trong quãng thời gian chúng ta sống trên đời.

 

Bình luận (2)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 9 2023 lúc 21:47
Tham khảo 1:

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.

Bình luận (0)
QL
30 tháng 9 2023 lúc 21:48
Tham khảo 2:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.

Bình luận (0)
MD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
22 tháng 3 2022 lúc 20:32

refer

"Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước" - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giờ đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe.

 

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định lấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

 

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống...hay rơi vào tình trạng "sông cạn", mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông...Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.

Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đề căng thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng "ung thư", làng "u bệnh" xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn...đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiểm họa đe dọa sự sống toàn nhân loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh...Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy tỷ con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sự sống. Song, trước thực tế đang ngày càng vơi cạn, dần bị ô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
MC
19 tháng 5 2022 lúc 19:33

tham khảo 

a) 

Các tác hại, nguy cơ khi dùng internet:

- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.

- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.

- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng.

- Tiếp nhận thông tin không chính xác.

- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng.

b)

Liên hệ bản thân em thì em tự suy nghĩ mà làm

Bình luận (1)
H24
19 tháng 5 2022 lúc 19:36

a) Tác hại, nguy cơ khi sử dụng iinternet:

+ Thông tin cá nhân bị lộ.

+ Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc.

+ Tiếp xúc với các thông tin xấu. 

+ Lơ là việc học.

+ Nhận đọc những thông tin không đúng sự thật.

+ Bắt nạt trên mạng.

b) Câu này cậu tự làm nhé? Tự suy nghĩ và đưa ra ý kiến của riêng mình nha.

Bình luận (0)
HV
22 tháng 5 2022 lúc 10:09

Các tác hại, nguy cơ khi dùng internet:

- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.

- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.

- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng.

- Tiếp nhận thông tin không chính xác.

- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng.

b) Liên hệ bản thân em: bạn tự viết nhé

 

Bình luận (4)
HT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết