Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
PU
3 tháng 5 2020 lúc 22:02

Vì các khu vực này có khí hậu khác nhau nên sản phẩm nông nghiệp cũng khác nhau. Ở phía Bắc có khí hậu lạnh trồng chủ yếu là lúa mì, phía Nam khí hậu ấm hơn trồng ngô, lúa mỳ và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây có khí hậu khô hạn, chủ yếu là hệ thống núi Cooc đi e nên chủ yếu phát triển chăn nuôi, phía Đông có khí hậu thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp và chăn nuôi.

k giúp mik nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TL
30 tháng 4 2023 lúc 11:18

Trung Quốc có sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây do các yếu tố sau:

Địa hình: Miền Tây Trung Quốc có địa hình núi non, khô cằn và độ ẩm thấp hơn so với miền Đông. Do đó, việc trồng trọt và chăn nuôi ở miền Tây khó khăn hơn.

Khí hậu: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn và nắng nóng, trong khi miền Đông có khí hậu ôn đới và ẩm ướt. Điều này ảnh hưởng đến loại cây trồng và động vật chăn nuôi được trồng và nuôi ở hai khu vực này.

Cơ sở hạ tầng: Miền Đông Trung Quốc có cơ sở hạ tầng phát triển hơn so với miền Tây, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và cảng biển. Điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Sự phát triển kinh tế: Miền Đông Trung Quốc là trung tâm kinh tế của đất nước, có nền kinh tế phát triển và dân số đông đúc hơn so với miền Tây. Do đó, miền Đông có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Chính sách chính phủ: Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở miền Đông, bao gồm cả việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các nông dân. Tuy nhiên, miền Tây vẫn chưa được đầu tư và hỗ trợ đầy đủ từ chính phủ.

Tóm lại, sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng,

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
1 tháng 1 2017 lúc 4:23

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

Bình luận (0)
YN
Xem chi tiết
BT
2 tháng 11 2016 lúc 22:57

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
3 tháng 7 2019 lúc 7:06

* Nhận xét:

   - Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)

   - Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)

   - Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)

   - Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)

   * Giải thích:

   - Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)

   - Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
22 tháng 12 2019 lúc 8:04

- Nhận xét

      + Cây lương thực (lúa mì, lúa gạo): lúa mì phân bố tập trung ở đồng bằng sông Hoàng Hà và đồng bằng sông Hắc Long Giang, rải rác ở một số bồn địa Tây Bắc. Lúa gạo tập trung ở đồng bằng sông Trường Giang.

      + Cây công nghiệp: phân bố tập trung ở phía Đông, đặc biệt là ở đông nam.

      + Gia súc (ngựa, cừu, bò, lợn): cừu được nuôi nhiều ở phía Tây và phía Bắc, bò ở phía Đông, ngựa ở phía Tây Bắc và Bắc, lợn ở các đồng bằng trồng cây lương thực phía Đông.

- Nguyên nhân của sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây:

      + Miền Đông có đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, núi thấp, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi bò, lợn.

      + Miền Tây có các đồng cỏ trên núi, cao nguyên cao, ... chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa),...

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
PL
31 tháng 5 2016 lúc 7:58

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.


 

Bình luận (0)
DB
31 tháng 5 2016 lúc 9:32

đã nha!ok

Bình luận (0)
CL
9 tháng 4 2017 lúc 8:58

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
12 tháng 1 2018 lúc 6:52

Đáp án C

Do địa hình và khí hậu khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây đã dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
14 tháng 4 2018 lúc 16:37

Đáp án C.

Giải thích: Do địa hình và khí hậu khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây đã dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Bình luận (0)