Những câu hỏi liên quan
VR
Xem chi tiết
YG
17 tháng 1 2020 lúc 19:32

Tham khảo trên google đi bạn.

 

# mik cũng có viết UPU #

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TK
17 tháng 1 2020 lúc 19:48

Viết "Ai thấy tờ giấy này làm chó"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
17 tháng 1 2020 lúc 20:00

Thư gửi cầu thủ Đoàn Văn Hậu

Anh hiện nay đúng là biểu tượng mới của thế hệ trẻ Việt Nam. 2 bàn thắng anh ghi được trong trận chung kết SEA Games vừa qua đã mang lại tấm huy chương vàng mà bóng đá Việt Nam chờ đợi bấy lâu. Và trong 2 năm vừa qua thì những thành tích vẻ vang của các Đội tuyển Việt Nam có rất nhiều dấu ấn của một cầu thủ còn rất trẻ như anh.

Giờ đây Đoàn Văn Hậu đã mở đường sang Châu Âu thi đấu cho một đội bóng của Hà Lan, trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè, và người hâm mộ nói chung. Nhưng em, một học sinh cấp 2, còn cảm thấy khâm phục anh hơn khi biết rằng trước đây Đoàn Văn Hậu từng nghiện game đến mức suýt mất sự nghiệp bóng đá.

Em nghe kể trên báo chí rằng, hồi đó những quán net mọc lên như nấm khắp nơi, và khu vực xung quanh trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ của CLB Hà Nội cũng không phải ngoại lệ; khi đó Văn Hậu 14 tuổi thậm chí còn cả gan trèo tường ra ngoài bỏ học, chơi điện tử thâu đêm suốt sáng. Và cuối cùng Văn Hậu cũng bị các thầy ở CLB bắt quả tang, huấn luyện viên Vũ Hồng Việt giận tới mức ông gọi điện về nhà, mời cha của Văn Hậu đến để nói chuyện.

Nhưng sau vụ việc nghiêm trọng đấy dường như đã có sự biến chuyển mạnh mẽ của Đoàn Văn Hậu, chắc hẳn sự nỗ lực và chuyên tâm đã làm nên Đoàn Văn Hậu ngày nay.

Vì câu chuyện này mà em quyết định viết thư chia sẻ với anh một vấn đề chung của nhiều bạn trẻ hiện nay, chính là chứng nghiện game. Trò chơi điện tử có thể giúp người chơi phát triển óc sáng tạo, sự kiên trì, khéo léo, nhưng nếu không tự chủ sẽ dẫn đến nghiện và dẫn đến không biết bao nhiêu hậu quả xấu.

Thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê game mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình khiến kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc này có khi còn làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những hệ quả khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới...

Và sẽ ra sao nếu nghiện game mà không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, kiếm cớ vay tiền người khác hay trộm cắp? Đã có nhiều vụ gây án, cướp giật cũng xuất phát từ nguyên nhân đối tượng thiếu tiền chơi game.

Và cũng thật đáng lo nếu học sinh đắm chìm vào thế giới game mà bỏ quên những hình thức giải trí bổ ích cho mình như thể thao, nghệ thuật, đọc sách, học kỹ năng sống, hay tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện...

Nhìn chung lại sau khi chia sẻ vấn đề trên thì em cũng chỉ biết chúc anh luôn phấn đấu thành công trong sự nghiệp để trở thành tấm gương cho giới trẻ, nhất là với những bạn trẻ vì nghiện game mà quên mất mục đích sống của mình.

Ở trên mạng nhiều lắm bạn ak

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
SK
26 tháng 12 2019 lúc 17:00

Thư gửi Chủ tịch thành phố Hà Nội

Hà Nội ngày 20/12/2019

Bác Chủ tịch ạ, cháu là một học sinh của Hà Nội và mấy ngày nay cả gia đình cháu bị ốm và ai cũng bảo tại ô nhiễm không khí gây ra.

Từ hai tháng này, gia đình cháu lúc nào cũng lo lắng về ô nhiễm không khí. Mẹ cháu còn bảo với ba hay gửi các con về quê ngoại một thời gian, trên này bức bách quá. Cháu rất thích về quê nhưng vì chúng cháu đang đi học. Ba cháu bảo nếu nghỉ hè cho các con về quê ngay không phải nghĩ nhưng giờ thì chịu rồi.

Nhà chú của cháu, hai em cũng đang được bà đưa về quê. Cháu rất nhớ hai em nhưng mỗi lần bảo đưa các em lên đây cho vui là chú cháu lại cười khi nào hết ô nhiễm không khí thì các em sẽ lên Hà Nội.

Những thông tin về ô nhiễm không khí tràn ngập mặt báo, trên ti vi. Cháu thực sự lo lắng cho sức khỏe của cộng đồng, của chính gia đình cháu. Cháu muốn gửi thông điệp tới Chủ tịch thành phố Hà Nội hãy làm gì giúp người dân thủ đô bớt ngột ngạt, ba mẹ của cháu không phải đi mua thuốc, bà nội của cháu không phải nằm viện.

Mẹ cháu bảo chỉ cần nhìn lên bầu trời là biết ô nhiễm không khí hay không, vậy mà sáng nào cháu mở cửa ra cũng thấy xung quanh nhà đặc quánh như sương mù. Không phải bây giờ mùa đông mới như thế, nhà cháu ở tầng 10 chung cư nhưng đôi khi nhìn xuống dưới sân của khu chung cư còn mịt mù nữa.

Nhà cháu trước kia cả khu này chỉ có căn nhà cháu đang ở là xây cao nhất 265 tầng. Nhưng hiện nay thì xung quanh nhà cháu đều là các nhà cao tầng, không có sân chơi, không có cây xanh. Nếu cứ nhà cao ốc mọc lên, bụi xây dựng, tắc đường rồi mọi thứ lại đổ vào không khí. Điều đó sẽ khiến thế hệ của chúng cháu khổ sở vì bệnh tật.

Bác nghĩ sao nếu chúng cháu còn trẻ đang sống lệ thuộc vào thuốc, vào bệnh viện và đặc biệt là bệnh ung thư. Ngày nào cháu thấy trên ti vi cũng nói tới ô nhiễm ở Hà Nội, bệnh ung thư ở Việt Nam.

Cháu mong muốn, là Chủ tịch Hà Nội, bác hãy bắt tay ngay vào cứu người dân thủ đô đi bác. Đừng để thế hệ chúng cháu sống trong ô nhiễm nữa. Cháu muốn gửi thông điệp tới bác như người ta vẫn nói sức khỏe là tài nguyên của bất cứ ai, của bất cứ quốc gia nào. Không khí là thứ tối thiểu cần hít thở hàng ngày. Hãy cho chúng cháu hít thở không khí sạch.

Chào bác!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
Xem chi tiết
H24
24 tháng 2 2020 lúc 19:43

Mình khuyên bạn nên tự làm lấy. Chẳng nhẽ bạn đợi người khác làm xong rồi chép vào bài mình sao? Đấy cũng là copy mà.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

    TL:

      - Mình có 4 nick:Bn vào câu hỏi tương tự,tìm câu trả lời của MIN TÂN.Đó là nick thứ 2 của mình,thư UPU là của mình viết.Không cóp mạng đâu!

T.i.c.k đúng nếu thấy mình đúng nhé!

Mục tiêu:100SP

Thật đấy,không tin nhắn với nick MIN TÂN sẽ rõ!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AL
Xem chi tiết
AL
14 tháng 2 2020 lúc 17:14

Thư gửi nhà lãnh đạo của các quốc gia

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.

Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đậm…

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

Ký tên

Anh Lan

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DA
14 tháng 2 2020 lúc 17:15

Thư gửi những người lớn!

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Tôi mong rằng mỗi chúng ta hãy truyền cảm hứng cho nhau tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

Nguồn gg

Của bn Hoàng Thanhh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HH
16 tháng 2 2020 lúc 22:57

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm

Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.

Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.

Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt , comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thực tẻ nhạt và vô vị vô cùng.

Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi.

Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình.

Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo", thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh.

Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào.

Mặc dù vậy,

Em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra.

Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp.

Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LB
Xem chi tiết
KD
8 tháng 3 2020 lúc 20:17

Tham khảo nếu muốn!

Thư gửi những người lớn!

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adriatic chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Tôi mong rằng mỗi chúng ta hãy truyền cảm hứng cho nhau tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

Ký tên

Thiên Ân

Hoàng Thanh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
8 tháng 3 2020 lúc 21:04

Tham khảo:

Thư gửi những người lớn!

Chỉ cần một thao tác nhỏ trên Google chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện nay trên thế giới vẫn còn có hơn 900 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của con người trên Trái Đất chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.

Thế nhưng, tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở 2 khu vực ở châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.

Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.

Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết.

Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.

Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh.

Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.

Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.

Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).

Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.

Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia.

Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới không có người nghèo!

Thân ái và chào tạm biệt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LB
Xem chi tiết
H24
7 tháng 3 2020 lúc 21:19

Kính gửi bác Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam

Thưa bác,

Những ngày này (từ sau Tết Nguyên đán Canh tý 2020), cháu và em cháu được nghỉ học ở nhà. Tuy rằng còn nhỏ tuổi, nhưng qua những cuộc trò chuyện của bố mẹ và các bản tin phát trên truyền hình, chúng cháu biết được rằng, Việt Nam và thế giới đang phải chống chọi với một đại dịch khủng khiếp - có tên Covid-19.

Ở nhà cháu, mẹ mua rất nhiều cồn, cồn khô, tỏi, hành, xà bông diệt khuẩn và đặc biệt nhiều khẩu trang y tế. Mẹ bảo, giá mua giờ rất đắt, nhưng vẫn phải trữ trong nhà, để dành phòng cho sắp tới bọn cháu trở lại trường.

Hôm qua, qua FB của mẹ, cháu được mẹ đọc cho nghe bài viết của một bác sĩ viện Tai Mũi Hong. Bác sĩ kể rằng ở bệnh viện bây giờ họ phải dùng khẩu trang vải thay khẩu trang y tế, và tình trạng thiếu thốn là đã rõ ràng.

Cũng hôm qua, cháu đọc báo, được biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo phải cung cấp đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế tham gia chống dịch Covid-19. WHO cũng cho biết thêm, tình trạng thiếu PPE đang khiến các bác sĩ, y tá và các nhân viên tuyến đầu khác rơi vào tình trạng nguy hiểm khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Thưa bác Bộ trưởng,

Trong 2 ngày đến trường trước khi nghỉ vì dịch, cháu được cô giáo cho biết, dịch bệnh này lây từ người sang người rất dễ qua tiếp xúc gần và giọt bắn. Những người có nguy cơ lây cao là người tiếp xúc và các bác sĩ.

Những hình ảnh mỗi ngày phát trên truyền hình đủ để một đứa trẻ nhỏ tuổi như cháu hiểu rằng, hiện nay tình hình dịch vẫn đang căng thẳng. Chính các bác sĩ là những chiến sĩ ở tuyến đầu. Họ bảo vệ an toàn cho mọi người, chữa bệnh cho những người đã nhiễm, là lực lượng tiên phong phòng chống dịch bệnh lây lan.

Các bác sĩ, nhiều người sống luôn tại bệnh viện, nỗ lực chữa bệnh, dập dịch.

Thế mà, WHO lại bảo rằng, họ đang trong tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ, như khẩu trang y tế.

Bác Nhạ kính mến,

Cả nước ta có tới mấy chục triệu học sinh. Bọn cháu luôn được chăm lo, bảo vệ tốt nhất từ bố mẹ, nhà trường, xã hội.

Trong những ngày chúng cháu nghỉ học, bố mẹ và thầy cô vẫn đến trường mỗi tuần 1,2 lần để vệ sinh lớp học.

Nếu chúng cháu theo bố mẹ ra ngoài, chúng cháu luôn được nhường cho vị trí thoáng rộng, tốt nhất, be bịt kỹ nhất.

Nếu sắp tới chúng cháu đi học, cháu cũng tin trường lớp đã sẵn sàng. Hơn nữa, môi trường học tập của chúng cháu là môi trường khép kín, rất ít nguy cơ có nhiều người ra vào để có cơ hội truyền nhiễm bệnh...

Vậy nên, cháu nghĩ, với cương vị một Bộ trưởng Bộ Giáo dục, bác có thể ra lời kêu gọi các phụ huynh, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng khẩu trang hợp lý, tiết kiệm, hoặc không dùng khẩu trang y tế nếu không thật sự cần thiết.

Cháu mong muốn có lời kêu gọi, đóng góp khẩu trang y tế cho các bác sĩ có thiết bị phòng hộ. Các gia đình hãy tăng cường dùng khẩu trang vải, khẩu trang sợi vải diệt khuẩn. Nếu còn tích trữ trong nhà, hãy sẵn lòng dành tặng khẩu trang y tế cho những người đang cần nhất.

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, nên cháu nghĩ, chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho người giữ gìn sức khỏe cho mình - các bác sĩ, là một việc làm chính đáng.

Vì sao cháu viết thư cho bác, chứ không phải Bộ trưởng Bộ Y tế, vì cháu biết, tác động của bác tới lực lượng giáo viên, học sinh sẽ giúp truyền tải thông điệp tới mọi gia đình, nhanh nhất, bao phủ nhất và hiệu quả nhất.

Về phần mình, nếu sắp tới được trở lại trường, cháu sẽ đeo khẩu trang vải. Cháu sẽ tiết kiệm tối đa việc dùng khẩu trang y tế để mẹ không phải tìm cách mua giá đắt, để các bác sĩ không bị thiếu đồ dùng do thị trường cháy hàng.

Cháu chào bác. Chúc bác thật nhiều sức khỏe!

Ký tên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
FB
Xem chi tiết
H24
4 tháng 3 2020 lúc 14:56

Thư gửi những người lớn!

Ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: Từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím lớn gây ra sự xuất hiện hàng loạt các làng ung thư, bệnh dịch….

Chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến. Đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm môi trường.

Thông qua những con số biết nói sau đây, phần nào mỗi con người có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm:

1.000.000 chim biển, 100.000 thú biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plas.

30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề ô nhiễm chính công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Đó là chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề đang đe dọa rất lớn tới sự sống còn của thế giới. Vì thế, để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, cần có những giải pháp tổng hợp.

Có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đang đặt ra những bài toán khó cho tất cả các nước. Mỗi quốc gia bằng những cách khác nhau đang nỗ lực hành động với các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào khai thác năng lượng sạch, tuy nhiên nó chưa thực sự cải thiện được tình hình môi trường hiện nay.

Cháu rất hi vọng mỗi chúng ta - những người lớn hãy chung tay để có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm.

Ký tên

Lê Văn Hoàng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HH
4 tháng 3 2020 lúc 15:03

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 Thông điệp gửi người lớn về dịch bệnh do Virus corona

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Nguồn : gg

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KK
4 tháng 3 2020 lúc 15:09

Thư gửi cầu thủ Đoàn Văn Hậu

Anh hiện nay đúng là biểu tượng mới của thế hệ trẻ Việt Nam. 2 bàn thắng anh ghi được trong trận chung kết SEA Games vừa qua đã mang lại tấm huy chương vàng mà bóng đá Việt Nam chờ đợi bấy lâu. Và trong 2 năm vừa qua thì những thành tích vẻ vang của các Đội tuyển Việt Nam có rất nhiều dấu ấn của một cầu thủ còn rất trẻ như anh.

Giờ đây Đoàn Văn Hậu đã mở đường sang Châu Âu thi đấu cho một đội bóng của Hà Lan, trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè, và người hâm mộ nói chung. Nhưng em, một học sinh cấp 2, còn cảm thấy khâm phục anh hơn khi biết rằng trước đây Đoàn Văn Hậu từng nghiện game đến mức suýt mất sự nghiệp bóng đá.

Em nghe kể trên báo chí rằng, hồi đó những quán net mọc lên như nấm khắp nơi, và khu vực xung quanh trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ của CLB Hà Nội cũng không phải ngoại lệ; khi đó Văn Hậu 14 tuổi thậm chí còn cả gan trèo tường ra ngoài bỏ học, chơi điện tử thâu đêm suốt sáng. Và cuối cùng Văn Hậu cũng bị các thầy ở CLB bắt quả tang, huấn luyện viên Vũ Hồng Việt giận tới mức ông gọi điện về nhà, mời cha của Văn Hậu đến để nói chuyện.

Nhưng sau vụ việc nghiêm trọng đấy dường như đã có sự biến chuyển mạnh mẽ của Đoàn Văn Hậu, chắc hẳn sự nỗ lực và chuyên tâm đã làm nên Đoàn Văn Hậu ngày nay.

Vì câu chuyện này mà em quyết định viết thư chia sẻ với anh một vấn đề chung của nhiều bạn trẻ hiện nay, chính là chứng nghiện game. Trò chơi điện tử có thể giúp người chơi phát triển óc sáng tạo, sự kiên trì, khéo léo, nhưng nếu không tự chủ sẽ dẫn đến nghiện và dẫn đến không biết bao nhiêu hậu quả xấu.

Thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê game mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình khiến kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc này có khi còn làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những hệ quả khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới...

Và sẽ ra sao nếu nghiện game mà không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, kiếm cớ vay tiền người khác hay trộm cắp? Đã có nhiều vụ gây án, cướp giật cũng xuất phát từ nguyên nhân đối tượng thiếu tiền chơi game.

Và cũng thật đáng lo nếu học sinh đắm chìm vào thế giới game mà bỏ quên những hình thức giải trí bổ ích cho mình như thể thao, nghệ thuật, đọc sách, học kỹ năng sống, hay tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện...

Nhìn chung lại sau khi chia sẻ vấn đề trên thì em cũng chỉ biết chúc anh luôn phấn đấu thành công trong sự nghiệp để trở thành tấm gương cho giới trẻ, nhất là với những bạn trẻ vì nghiện game mà quên mất mục đích sống của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PC
Xem chi tiết
NN
22 tháng 1 2020 lúc 10:50

Tham khảo

Gửi bố thân yêu!

Bố luôn mong rằng con sẽ được học ở một ngôi trường tuyệt nhất, con sẽ có những kỉ niệm tuổi thơ lấp lánh như ánh nắng mặt trời, nhưng bố biết không, con sẽ chỉ nhớ nhất nụ cười rạng rỡ của bố mỗi buổi chiều khi đón con ở cửa lớp học.

Bố lúc nào cũng bận rộn lao vào công việc, nỗ lực hết sức để đủ tiền mua cho con những bộ quần áo đẹp hơn, đồ chơi thông minh hơn, căn hộ rộng rãi hơn… nhưng bố biết không, con chỉ cần "được ở bên bố mẹ nhiều hơn", để khoe bố mẹ chiếc răng đầu tiên vừa rụng, để được mẹ đính thêm một chiếc nơ thật xinh mẹ tự làm lên chiếc áo cũ, để được ăn món trứng luộc "nhà hàng" của bố, hay đơn giản chỉ là để có thể rúc ngay vào lòng bố mẹ mỗi khi buồn.

Con biết bố luôn kì vọng ở con những điều lớn lao, mong con nói tiếng Anh trôi chảy, mong con luôn đứng đầu lớp, mong con vào trường Đại học danh tiếng… nhưng bố biết không tất cả những gì con muốn, có khi đơn giản chỉ là "làm bố mẹ vui" mà thôi.

Bố luôn nghĩ rằng mình là người hiểu con nhất và cố gắng bao bọc con trong vòng tròn an toàn mà bố nghĩ là tốt nhất cho con. Bố nghĩ rằng, thế giới của con là trong vòng tay bố mẹ, tất cả những điều tiêu cực, những câu chuyện u ám, những điều "trẻ con không cần biết" sẽ ở ngoài vòng an toàn đó. Nhưng thực sự những gì con hiểu và con biết có nằm trong vòng tròn an toàn của bố mẹ?

Bố có xót xa khi nhận thấy, người mà con gắn bó, chia sẻ nhiều nhất lại là những thiết bị thông minh, điện thoại, máy tính bảng hoặc người giúp việc… mà không phải bố mẹ.

Cuộc sống hiện đại gấp gáp và bận rộn cuốn bố mẹ vào những mục tiêu và ước mơ to tát, khiến chúng ta để vụt qua hoặc quên đi những niềm vui nhỏ bé, những niềm hạnh phúc giản dị ở xung quanh mình, bố mẹ cũng không đủ kiên nhẫn để lắng nghe những chia sẻ vụn vặn bé xinh của con, để sự vội vã cuốn phăng mình đi khỏi những phút giây ấm áp, bình dị trong tổ ấm của chúng mình. Điều con muốn gửi thông điệp tới một người lớn đó là con mơ hạnh phúc giản dị nhất.

Con chào bố!

Yêu bố

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
22 tháng 1 2020 lúc 11:41

biết chết liền

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TL
20 tháng 2 2020 lúc 13:04

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa