Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) bàn về giải pháp bảo vệ môi trường.
Viết một 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 12 câu nói về một việc làm tốt nhằm bảo vệ môi trường
Tối hôm qua, trời mưa to, gió lớn, cơn bão số 7 tràn về làng. Em nằm ngủ trong nhà, nghe tiếng gió rít ngoài trời mà vô cùng sợ hãi. Sáng ra, mưa tạnh hẳn. Em vội bật dậy chạy ra sau vườn. Một cảnh tượng đổ nát, bi thương đập ngay vào mắt em. Khóm hoa hồng xanh tươi, nõn ngọc em yêu thích nhất hôm nào giờ đã tan tác gãy. Bụi chuối nằm rạp người, vẻ ốm yếu, mệt mỏi. Hàng nghìn lá xoài bị gió giật đêm qua rơi lả tả khắp sân vườn… Những cảnh tượng bi thương đó làm tim em nhói đau. Bỗng trong đầu em lúc này loé lên một tia sáng. Em vội chạy vào nhà lấy vài cành cây: chống bụi chuối lên, cắm những cọc sâu, đỡ khóm hồng dậy như thường ngày. Mẹ em thấy thế liền bảo: -Con làm gì thế? Đỡ những khóm hồng dậy như vậy thì chưa chắc hẳn nó sẽ sống được đâu! Nghe mẹ nói thế, bà nội em vội nói chữa: -Con cứ để cho cháu nó làm, biết đâu được đấy! Quả thật, một ngày mệt mỏi cũng rôi qua, sáng hôm sau, mọi vật trước mắt em dường như có sự thay đổi hẳn. Em vô cùng mừng rỡ. Khóm hoa hồng héo rũ hôm qua giờ đã bắt đầu xanh tươi trở lại. Cây chuối không khoẻ hẳn nhưng vẫn phát triển bình thường. Kết quả em đã làm dù rất nhỏ nhưng đã để lại trong lòng em tràn ngập niềm vui. Em tự thấy hãnh diện với lòng mình khi đã làm một việc tốt. Biết giúp đỡ mẹ cha, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường: “ Xanh – sạch –đẹp”.
Đề 1: Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) chia sẻ suy nghĩ của em về những giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông để góp phần bảo vệ môi trường
Tham khảo bn nhé !
Ngày nay, việc sử dụng bao bì ni lông vô cùng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng bao bì ni lông gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho cuộc sống con người nói riêng và môi trường, hệ sinh thái nói chung. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Viết 1 đoạn văn ngắn( Khoảng 10 dòng?) để chứng minh cho luận điểm sau: "Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta"
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,… Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu,… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,… Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo. Dẫn đến hậu quả: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trực tiếp như: Bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước… Nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống. Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch,... Cần đưa ra giải pháp hiệu quả và tức thời như: Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,… Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu,… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,… Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo. Dẫn đến hậu quả: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trực tiếp như: Bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước… Nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống. Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch,... Cần đưa ra giải pháp hiệu quả và tức thời như: Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
VIẾT VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 15 ĐẾN 20 DÒNG NÓI VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tham khảo:
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất”. Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp
Viết đoạn văn khoảng 8-10 dòng nói về bảo vệ môi trường cho động vật lớp 6
Giúp em với ạ
Tham khảo:
Môi trường trên thế giới đang ngày càng bị ô nhiễm. Không khí bị ô nhiễm bởi khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông. Nguồn đất trở nên ô nhiễm bởi các loại hóa chất bảo quản thực vật, rác thải nhựa hay bao bi ni-lông. Con người vẫn nghĩ rằng trên trái đất chẳng có gì nhiều như nước. Nhưng họ không biết rằng nguồn nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Trái đất ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người… Tất cả những điều trên khiến con người cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Cuối văn bản đọc, người viết đã nêu một câu hỏi: Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì đề bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) để bàn luận về vấn đề này.
từ đoạn trích của bài thông tin về ngày trái đất năm 2000, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu ) đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường