Những câu hỏi liên quan
TP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 5 2018 lúc 3:59

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 3 2017 lúc 8:56

So sánh về cách trần thuật và xây dựng nhân vật của hai tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

  Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Lão Hạc
Cách trần thuật Trần thuật theo hành trạng, tên tuổi, các việc làm, con cháu liên tục Biến hóa đa dạng, châm đóm hút thuốc rồi kể chuyện bán chó
Lời văn Đối thoại, thuật lại Lời đối thoại: trực tiếp
Cách miêu tả nhân vật Miêu tả giản lược, chỉ kể sự việc Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật
Mối quan hệ giữa các nhân vật Mối quan hệ giữa các nhân vật được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống Nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác được thể hiện bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm
Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn toàn tri của tác giả, người kể ở ngôi thứ ba Điểm nhìn của nhân vật ông giáo, ngôi kể thứ nhất
Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 2:28

- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ, mang nội dung yêu nước.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc, mang nội dung nhân đạo. 

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
H24
13 tháng 10 2021 lúc 11:39

tham khảo

Điểm giống nhau của hai chị em:

- Cả hai chị em đều là những giai nhân tuyệt sắc, "mười phân vẹn mười".

- Nhan sắc của họ đều như báo hiệu, ẩn chứa trong đó tâm hồn đẹp đẽ, hoặc phúc hậu, hoặc đằm thắm, mặn mà.

* Điểm khác nhau.

- Trong cách miêu tả của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Thúy Vân được làm nên từ ngoại hình (khuôn mặt, nét mày, tiếng cười, giọng nói, nước tóc, làn da) trang trọng, đầy đặn, nở nang. Thúy Kiều vẻ đẹp được làm nên từ sự sắc sảo, thắm tươi như tỏa ra từ đời sống nội tâm của người con gái (đặc tả đôi mắt).

- Nhan sắc của hai chị em đều đẹp hơn những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng với Thúy Vân, thiên nhiên chịu "thua, nhường", còn với Thúy Kiều, thiên nhiên lại "hờn, ghen".

- Nguyễn Du không hề nói đến cái tài của Thúy Vân mà chỉ nói đến cái tài của Thúy Kiều. Và cái tài của nàng được ông miêu tả rất kĩ nhất là tài âm nhạc, thứ nghệ thuật mà có người đã gọi "bản ghi nhanh của tình cảm. Và bản đàn Thúy Kiều tâm đắc nhất là khúc nhạc có tên: bạc mệnh.

Bình luận (0)
GD
Xem chi tiết
ND
30 tháng 1 2024 lúc 16:01

- Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán.

- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).

- Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.

Bình luận (0)
QV
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết